Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Như Nhiên – Thích Tánh Tuệ Posted on 16 Tháng Năm 2015 by banmaihong

by banmaihong
Chiều hôm núi hỏi dòng sông
Sao trôi đi mãi mà không thấy về
Sông bèn róc rách, tỉ tê
Nghìn thu nước đã nguyện thề cùng mây.


Rồi mai, mưa xuống đất này
Ấy thì ta lại sum vầy, thế thôi!
Chớ buồn cho cuộc chia phôi
Ngày sau trùng ngộ môi cười đẹp hơn.

Vô thường ấp ủ chân thường
Cõi Uyên thuở nọ chưa từng vắng nhau.
Núi ơi! Nắng đã phai màu
Dòng thời gian chảy qua cầu vạn niên.
Trùng trùng trong cõi nhân duyên
Hẹn nhau dưới cội Chân Nguyên một ngày.
Ơ kìa, nước đã thành mây
Mưa rơi trên lá … chiều nay núi cười.

Đến, đi, sinh, diệt trò chơi!
” Bừng con mắt mộng ”
thảnh thơi sống nhàn…
.

                Thích Tánh Tuệ      

Nhạc Thiền tĩnh tâm - An Lạc Tự Tại

Nhạc Thiền tĩnh tâm - An Lạc Tự Tại

Đúng và Sai sẽ không còn là quan trọng nếu bạn hiểu được điều này

Chắp Tay Lạy Phật Dược Sư - Huỳnh Nguyễn Công Bằng [Official]

05/FEB1019 - LỜI SUY GẪM

Nụ Cười của Phật

Trà Thiền

Thập Mục Ngưu Đồ

nhac thien.mpg

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

Một Cõi Thiền Nhàn
392 followers - 588 posts - Public
 

Muốn biết một người có phúc hậu hay không, xem 3 điểm này là rõ

Người phúc hậu, có thể khống chế mình, rong ruổi tứ hải; có thể giống như biển chứa cả trăm sông, lấy đức thu phục người.
Kết quả hình ảnh cho the kindest monk
Matthieu Ricard, người hạnh phúc nhất thế giới
Mọi người đều sẵn lòng kết giao với người phúc hậu, bởi vì họ có thể khiến chúng ta cảm thấy yên tâm, cảm thấy tin tưởng. Cách đối nhân xử thế ai cũng như vậy, phúc hậu chính là sức mạnh lớn nhất.
Nhưng thế giới phức tạp, ngàn người ngàn khuôn mặt, tính cách mỗi người đều có đặc điểm riêng. Vậy làm thế nào để biết được một người là phúc hậu? Mấu chốt nằm ở chỗ quan sát nội hàm tinh thần của họ.
Nếu như một người có được ba loại phẩm chất dưới đây, vậy thì chúng ta có thể nói người này là một người phúc hậu.
1. Người phúc hậu, trong lòng nhất định có thiện niệm
Phúc hậu không liên quan gì đến tài năng, học thức, nó là một loại mỹ đức trong tính cách của con người. Tư Mã Quang đã viết trong “Tư trị thông giám”: “Người có tài mà thiện, thì cái thiện sẽ lớn vô cùng; người có tài mà ác, cái ác cũng lớn vô cùng”. Xã hội rất nhiều người chỉ biết mình, không biết người khác, tấm lòng eo hẹp không thể bao dung, còn người phúc hậu mọi lúc mọi nơi đều suy nghĩ cho người khác.
Người sống vì người khác, chính là hy vọng người khác có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, không phải chịu cực khổ khốn đốn. Loại người này cơ bản đều có thể làm được đổi vị trí suy nghĩ, luôn biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy xét vấn đề.
Lòng mang thiện niệm chính là gốc rễ của phúc hậu. Tương trợ, giúp đỡ người khác là tiểu thiện; xông pha khói lửa, hy sinh vì nghĩa là đại thiện.
Tuy đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ cho người khác chỉ là tiểu thiện, nhưng người phúc hậu thì lại không thể thiếu phẩm chất này. Họ nhiệt tâm với lợi ích chung, dấn thân vào công tác cộng đồng, sự nghiệp của quần thể. Vì thế, mọi người đều cam tâm tình nguyện ủy thác trách nhiệm cho họ.
2. Người phúc hậu, nhất định thẳng thắn chính trực
Nếu như nói lương thiện là vì người khác, vậy thì hàm nghĩa của chính trực chính là gặp chuyện có thể dùng tiêu chuẩn “suy xét đúng sai” để cân nhắc. Người phúc hậu nhất định phải là người chính trực, họ có một bộ giá trị quan rõ ràng và vững chắc, khi đối mặt với tiểu sự hay đại sự đều có thể đưa ra phán đoán phù hợp với nhân tình đạo lý.
Người sống vì người khác, chính là hy vọng người khác có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, không phải chịu cực khổ khốn đốn. (Ảnh: Oshonews)
Người sống vì người khác, chính là hy vọng người khác có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, không phải chịu cực khổ khốn đốn. (Ảnh: Oshonews)
Người chính trực, gặp chuyện sẽ không đơn thuần căn cứ vào lợi ích để đưa ra phán đoán, mà là quan sát lương tâm của mình, xem cái gì có thể khoan dung, điều gì không thể tha thứ. Trong lòng của họ có một giới tuyến, cũng có một thước đo. Một khi vượt qua giới tuyến này, họ sẽ ngay lập tức cảnh giác, dùng hành động để ước chế.
Đối mặt với hành vi hiếp đáp người già hoặc trẻ em, họ có thể kịp thời đứng ra ngăn cản; khi thấy người qua đường gặp hoạn nạn, họ có thể nghĩ cách cứu giúp. Đây đều là biểu hiện của người có phúc hậu.
3. Người phúc hậu, nhất định làm việc nghiêm túc cẩn thận
Khổng Tử viết: “Quân tử thái mà không kiêu, tiểu nhân kiêu mà không thái”. Thái tức núi Thái, Thái Sơn ở trong lòng chính là có hình tượng an bình, ổn định, trang trọng, là thái độ nghiêm cẩn giống như Thái Sơn. Người như vậy sẽ khiến người khác tín nhiệm, khiến người khác yên tâm, vì thế cũng được gọi là người phúc hậu.
Tinh thần nghiêm cẩn chính là làm người không cay nghiệt, không so đo, không đoạn tuyệt, không ích kỷ, dùng tâm thái bình hòa đối đãi với hết thảy mọi thứ trong thế gian, có thái độ nghiêm cẩn thì mới có thể gặt hái được thành công. Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp một số người làm việc bừa bãi, không đầu không đuôi, khi được giao làm việc gì cũng cảm thấy lo lắng suy nghĩ. Kỳ thực đây chính là biểu hiện của không có phúc hậu.
Phúc hậu, không phải bắn tên mà không đích, dễ dàng tha thứ người khác, tùy ý trái với nguyên tắc. Phúc hậu, cũng không phải khăng khăng làm “người hiền lành”, tình nguyện để quyền lợi của chính mình bị nhiều lần xâm phạm mà không hề phản kháng. Phúc hậu là được thiết lập trên cơ sở phân biệt đúng sai rõ ràng, chính vì thế phương thức hành sự của người phúc hậu là cực kỳ nghiêm cẩn.

Lê Hiếu biên dịch

Theo Tinh Hoa

Chia sẻ:

 

Sương Lam mời đọc Xuân Hạ Thu Đông....rồi lại Xuân

Thưa quý anh chị,
 Mùa Xuân đã trở về nơi xứ Mỹ  sau những ngày Đông giá lạnh. Mùa Xuân ở nơi đâu cũng ấm áp, vui tươi. Con người nơi trần thế sẽ sống những ngày Xuân tràn đầy sinh lực và rồi sẽ sống tiếp những ngày Hạ nóng bức, những ngày Thu lãng mạn, những ngày Đông lạnh lẽo,.  Xong một chu kỳ Xuân Hạ Thu Đông này, chúng ta rồi sẽ trở lại... Xuân.
 Một nhà làm phim Đại Hàn đã thực hiện phim "Xuân Hạ Thu Đông...rồi lại Xuân" năm 2003,  một tác giả đã viết một bài tham luận về  cuốn phim này với  triết lý Phật Giáo sống sao cho hết khổ" rất có ý nghĩa. Người viết đã xem phim và đã đọc bài viết này, hôm nay xin được chia sẻ cùng quý thân hữu để tuỳ duyên đọc và xem phim trên youtube nhé.

 Trân trọng,

Sương Lam

Phim “Xuân Hạ Thu Đông… rồi lại Xuân” 
XuanHaThuDong.jpg



Đây là bài số bốn trăm năm mươi sau (456) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo
Cách đây 2 tuần, thầy Thích Tánh Tuệ có chuyển đến người viết bài viết  "Phim “Xuân Hạ Thu Đông… rồi lại Xuân” và triết lý Phật giáo sống sao cho hết khổ" của nhà văn Hà Đỗ. 
 Bài viết rất hay có liên quan đến học thuyết Tứ Diệu Dế của nhà Phât tức "4 chân lý màu nhiệm", gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

 Ngưòi viết kính cảm niệm công đức của Thầy Thích Tánh Tuệ. Người viết xin mời quý thân hữu cùng đọc những đoạn quan trọng của bai viết này vì rất hợp với mùa Xuân sp đến nơi xứ Mỷ 

“Xuân Hạ Thu Đông - 1 bộ phim như quyển sách bằng ngôn ngữ điện ảnh nhập môn về Phật giáo của đạo diễn tài danh Kim-ki-duk Đại Hàn

Ý nghĩa cuộc đời qua lăng kính Phật giáo Kim Ki-duk, trong một bài phỏng vấn đã chia sẻ: "Tôi bắt đầu bộ phim này với câu hỏi: ‘Ý nghĩa cuộc đời là gì?’. Mỗi người đều cần có cơ hội để tự hỏi mình rằng cuộc đời có ý nghĩa gì, đặc biệt là khi vừa trải qua một giai đoạn đau khổ." Không khó hiểu khi Kim Ki-duk lựa chọn hệ thống giáo lý của đạo Phật để trả lời câu hỏi này, đặc biệt khi ông đã nhắc đến chữ "khổ". Bởi "khổ" là khái niệm cơ bản nhất trong Phật giáo, được thể hiện qua câu nói nổi tiếng: "Đời là bể khổ". Cảnh giới cao nhất trong đạo Phật là Nirvāṇa - thường được dịch là Niết-bàn hay Khổ Diệt, tức là nơi tận diệt cái khổ.Bối cảnh của phim hoàn toàn là thiên nhiên (một ngôi chùa nhỏ giữa lòng hồ, xung quanh là rừng cây và núi đá), với sự can thiệp rất ít và mang tính vãng lai của đời sống hiện đại (thông qua những người khách viếng thăm). Phim cũng rất kiệm thoại; âm thanh được sử dụng chủ yếu là nhạc nhẹ, tiếng tụng kinh và âm thanh tự nhiên. Tất cả kết hợp lại, khiến 105 phút của bộ phim trở thành 105 phút người xem được tạm tách lìa khỏi thực tế và dạo bước vào một thế giới tĩnh lặng đủ để chiêm nghiệm về cuộc đời.
Để đạt tới Niết-bàn, đạo Phật đề ra một học thuyết về "Tứ Diệu Đế", tức "4 chân lý màu nhiệm", gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Đây là những khái niệm quan trọng mà chúng ta bắt buộc phải hiểu để có thể nắm được ý nghĩa của bộ phim.


Khổ đế - Nếm trải cái khổ trong Xuân, Hạ, Thu
Khổ đế là chân lý đầu tiên trong Tứ Diệu đế, nói về thực trạng cái khổ. Cái khổ của con người - ở đây đại diện bằng chú tiểu - xuất hiện rõ nhất ở ba lần; trong ba mùa Xuân, Hạ và Thu.

Cái khổ của con người - ở đây đại diện bằng chú tiểu - xuất hiện rõ nhất ở ba lần; trong ba mùa Xuân, Hạ và Thu.

unnamed (2).jpg

Mùa xuân, chú tiểu nghịch ngợm buộc đá vào ba con vật cá - ếch - rắn và khoái trá chứng kiến sự khổ sở của chúng. Sư phụ nhìn thấy, và để dạy cho đồ đệ một bài học, ông buộc đá vào lưng cậu, bắt đeo hòn đá đó đi tìm cho đủ ba con vật để giải thoát cho chúng. Khi đó ông mới giải thoát cho cậu. Ông cũng nói thêm: "Nhưng nếu bất cứ một con vật nào chết, thì con sẽ mang theo hòn đá này trong tim đến hết cuộc đời." Cậu bé đi tìm và phát hiện con cá và con rắn đã chết. Đau khổ, cậu òa khóc. Đó là cái khổ thứ nhất.
Sang mùa hạ, chú tiểu lúc này đã bước vào tuổi mới lớn. Chùa cũng có một cô gái trạc tuổi cậu đến nương nhờ cửa Phật để chữa bệnh. Chú tiểu và cô gái có tình cảm với nhau, họ đã quan hệ tình dục ngay trong khuôn viên của chùa. Sư phụ phát hiện và yêu cầu cô gái phải rời chùa. Đau khổ, chú tiểu bật khóc. Cuối cùng chú quyết định bỏ chùa ra đi, tìm lại cô gái. Đó là cái khổ thứ hai.

Nếu bất cứ một con vật nào chết, thì con sẽ mang theo hòn đá này trong tim đến hết cuộc đời.
Rồi đến mùa thu, chú tiểu trở về chùa. Lúc này anh đã 30 tuổi. Anh đang chạy trốn khỏi tội giết vợ. "Tội lỗi duy nhất của con là tình yêu. Con chẳng muốn điều gì khác ngoài cô ta. Nhưng cô ta lại chạy theo một người đàn ông khác." - Anh tức giận gào lên với sư phụ. Vô cùng đau khổ, và lần này cảm thấy không chịu đựng được nữa, anh quyết định tự sát bằng cách bịt ba mảnh giấy viết chữ "BẾ" (đóng) vào mắt, mũi và mồm. May nhờ sư phụ phát hiện kịp thời mà anh ta không chết, chỉ nhận được một trận đòn nhừ tử. Đó là cái khổ thứ ba.
Cả ba cái khổ, chung quy lại đều là sự không thỏa mãn trước tình trạng tạm thời của mọi thứ. Chú tiểu buộc đá vào các con vật, những tưởng chúng sẽ cứ thế mà sống, cuối cùng chúng lại chết. Chàng trai muốn ở bên cô gái, những tưởng sẽ là vĩnh viễn, cuối cùng phải lìa xa. Người đàn ông đã có được người đàn bà, những tưởng sẽ là mãi mãi, cuối cùng cũng đánh mất. Cái khổ này cứ nối theo cái khổ kia, liên tiếp chẳng dứt, khiến con người cứ quằn quại mãi trong luân hồi.

Tập đế - Nguyên nhân cái khổ trong Xuân, Hạ, Thu

"Ham muốn đánh thức khao khát sở hữu, từ đó đánh thức ý định giết hại."

Để giải thích sự không dứt của nỗi khổ, đạo Phật có chân lý thứ hai: Chân lý về sự phát sinh của khổ - Tập đế. Tập đế giải thích nguồn gốc của khổ đau là do Thập nhị nhân duyên - một vòng 12 yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau, đứng đầu là vô minh. Nhân duyên được đề cập qua lời của sư phụ khi nhắc nhở chú tiểu về ham muốn với cô gái: "Ham muốn đánh thức khao khát sở hữu, từ đó đánh thức ý định giết hại." Lời răn này vận đúng vào cuộc đời của chú tiểu sau khi rời chùa.
unnamed (3).jpg


Cũng chính vì vô minh nên chú tiểu không hiểu được vô ngã, tức là không có một "cái tôi" hay "bản ngã". Không có cái gì là của ta, kể cả cái thân ta. Không có cái gì vĩnh viễn, trường tồn hay thật chất. Tất cả đều do nhân duyên hợp lại mà sinh ra, cũng do nhân duyên tan rã mà mất đi. Chính vì nghĩ rằng mình có "cái tôi" nên mới khao khát sở hữu để thỏa mãn "cái tôi", kết quả là tạo ra nghiệp ác là giết người.Vô minh được cho là nguồn gốc của tất cả. Nói một cách dễ hiểu, người vô minh như đi trong bóng tối, nhìn mọi vật không đúng như bản chất của nó. Chính vì vô minh mà chú tiểu không hiểu được rằng: Tình yêu, cũng như bốn mùa trong đất trời, cũng như tất cả mọi thứ trên đời này, đều là vô thường. Vô thường, tức là không có gì tồn tại mãi mãi, mọi thứ luôn luôn biến chuyển qua các giai đoạn sinh - trụ - dị - diệt. Bởi không hiểu vô thường, nên mới đuổi theo một cái vô thường, mà sinh ra đau khổ.

Thế nhưng cách duy nhất để khổ đau biến mất không phải là giết mình, mà là phải diệt vô minh.

Cuối cùng, vẫn vô minh mà chú tiểu sau này quyết định tự sát để không phải chịu khổ nữa. Thế nhưng cách duy nhất để khổ đau biến mất không phải là giết mình, mà là phải diệt vô minh. Chừng nào còn vô minh thì còn mắc kẹt trong luân hồi, đắm chìm trong bể khổ. Điều này được thể hiện rất rõ qua lời nói của sư phụ: "Giết người thì có thể dễ, nhưng giết mình thì không dễ đâu". Bởi chết đi rồi lại tái sinh, chỉ khi nhập vào Niết-bàn thì mới có thể thoát khỏi luân hồi.
Diệt đế - Chấm dứt cái khổ trong Thu và Đông

Diệt đế là chân lý thứ ba, chân lý về diệt khổ. Muốn chấm dứt khổ đau thì ta phải được ánh sáng trí tuệ chiếu vào, xua tan bóng tối của sự vô minh. Kim Ki-duk đã thể hiện điều này rất rõ ràng qua phần hình ảnh. Đó là phân đoạn quay cảnh người đàn ông khắc bài kinh Bát-nhã lên sàn ngôi chùa, theo vết mực sư phụ viết mẫu, bằng chính con dao gây tội của mình. Anh khắc suốt đêm và lăn ra ngủ một giấc ngủ yên lành dưới ánh mặt trời rực rỡ. Bóng tối tự nhiên, hay bóng tối của sự u mê, đã biến mất dưới sự soi rọi của ánh sáng trí tuệ.


unnamed (5).jpg


Người đàn ông khắc bài kinh Bát-nhã lên sàn ngôi chùa, theo vết mực sư phụ viết mẫu, bằng chính con dao gây tội của mình

Chính vì vậy, khi tỉnh dậy và nhìn xung quanh, người đàn ông thấy ngôi chùa của mình đang lênh đênh trên hồ. Đến lúc này, anh mới hiểu được cái vô ngã của vạn vật mà bớt khổ.Kinh Bát-nhã là một học thuyết về tính Không, nổi tiếng nhất với câu "Sắc Tức Thị Không – Không Tức Thị Sắc." Theo đó: "Tính Không là bản chất của vạn vật, không có tự ngã, không có tự tính, trống rỗng và tùy thuộc vào nhân duyên."
Tuy nhiên, cái khổ của anh vẫn chưa được tận diệt. Khi hai vị thám tử dẫn giải anh lên thuyền để về thụ án, thuyền không đi được. Phải đến khi sư phụ khoát tay cho đi thì mới có thể đi. Đối chiếu với đoạn đầu phim, ta nhận thấy đây là lúc sư phụ tháo bỏ hòn đá trên lưng chú tiểu ngày nhỏ. Nhưng vẫn còn đó hòn đá trong tim mà chú tiểu sẽ phải mang theo suốt đời, kể từ khi làm nghiệp ác đầu tiên và vướng vào luân hồi.
Kinh Bát-nhã là một học thuyết về tính Không, nổi tiếng nhất với câu "Sắc Tức Thị Không – Không Tức Thị Sắc."

Tiễn người đệ tử ra đi, sư phụ quay vào chùa và chuẩn bị cho cái chết của mình. Ông đẩy thuyền ra giữa hồ, xếp củi lên thuyền; dán chữ "BẾ" vào mắt, mũi, miệng và tai; đặt một ngọn nến dưới đống củi và bắt đầu hành động tự thiêu. Thuyền tượng trưng cho cái thân, đặt trên dòng nước đại diện cho tham ái, hay rộng ra là bể khổ nhân gian. Ngọn lửa là tham - sân - si, khi nó lụi tàn thì mang nghĩa biểu thị trạng thái Niết-bàn.
Tuy nhiên, không phải đến lúc này vị sư phụ mới đạt được trạng thái Niết-bàn. Ông đã đạt được nó từ lâu; hành động tự thiêu chỉ là hình thức thể hiện bên ngoài của nó. Hoàn toàn không phải ông bị lửa tham - sân - si đốt cháy. Bởi đối với bậc cao tăng đã giác ngộ, cái thân, cũng như cái thuyền, tất cả đều không có thật.

Bởi đối với bậc cao tăng đã giác ngộ, cái thân, cũng như cái thuyền, tất cả đều không có thật.

Theo dõi kỹ hơn về cái thuyền và sự liên kết giữa nó với các nhân vật trong phim, chúng ta hiểu về mức độ giác ngộ của từng người. Sư phụ không có cảnh nào cần thuyền để đi lại một mình. Ông chỉ dùng thuyền để đưa đón chúng sinh. Người xuất hiện với chiếc thuyền nhiều nhất là người đồ đệ. Tuy nhiên, sau này khi anh ta thụ án tù xong và trở về, anh cũng không cần thuyền nữa. Chiếc thuyền lại trở thành vật gắn với người đồ đệ của anh ta. Cần thuyền để đi trên hồ, tức là vẫn có chấp ngã. Không cần thuyền, ấy là đã hiểu về vô ngã rồi vậy.

Cần thuyền để đi trên hồ, tức là vẫn có chấp ngã. Không cần thuyền, ấy là đã hiểu về vô ngã rồi vậy.
Về nguyên nhân sư phụ quyết định tự thiêu, chúng ta cần nhìn lại những lần xuất hiện của bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và liên kết của nó với ông. Rất có thể ông chính là hiện thân của vị Bồ Tát này. Theo giáo lý của Phật giáo Đại thừa, Bồ Tát sẽ nhập Niết-bàn sau khi thực hiện xong hạnh nguyện. Điều này giải thích tại sao sư phụ lại chọn viên tịch ngay sau khi giáo hóa thành công người đệ tử của mình.

Đạo đế - Con đường để chấm dứt cái khổ trong mùa Đông

Đạo đế là chân lý cuối cùng trong Tứ Diệu Đế - chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ - xuất hiện trong duy nhất mùa đông. Lúc này người đồ đệ đã mãn hạn tù và trở về chùa. Không gian xung quanh đã đóng băng hoàn toàn. Ông đến chỗ sư phụ tự thiêu, tìm lại xá-lị của Người, đem gói vào một tấm vải đỏ, tạc một bức tượng Phật bằng băng và nhét tấm vải vào giữa trán để làm con mắt thứ ba - con mắt trí tuệ của Phật.

Chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ - xuất hiện trong duy nhất mùa đông

Ông bắt đầu quá trình tu tập dưới sự giám sát của người sư phụ đã khuất. Một ngày, có người phụ nữ đem con đến chùa rồi bỏ trốn trong đêm, không may sảy chân chết đuối. Nơi chị ta chết đuối, trôi nổi tấm vải đỏ gói xá-lị của sư phụ, đồng nghĩa với việc bức tượng băng đã tan ra. Khi vớt chị, người đàn ông nhìn thấy một (ảo ảnh) bức tượng Quán Thế Âm. Đây chính là lúc ông bắt đầu quá trình tự giác ngộ, không còn dựa vào sư phụ nữa.
Ông mở tủ, cầm một bức tượng Di-lặc Bồ Tát, buộc hòn đá vào sau lưng và leo lên núi. Ông gặp lại ba con vật ngày xưa: con cá bị buộc đá, con ếch bị buộc đá, con rắn bị buộc đá. Tất cả đều còn sống. Ông leo lên đỉnh, đặt bức tượng xuống và ngồi thiền bên cạnh; phóng tầm mắt xuống cả vùng núi rừng rộng lớn, trong đó cái hồ và ngôi chùa của ông hiện lên thật nhỏ bé. Đây là đỉnh cao nhất ông từng đạt được. Những lần trước, tầm mắt của ông chỉ cho thấy cái hồ hoặc một góc của khu rừng. Điều này thể hiện ông đã giác ngộ hoàn toàn, tận diệt vô minh:
"Nhờ trừ hết buông lung, kẻ trí không còn lo sợ gì. Bậc thánh hiền bước lên lầu trí tuệ, nhìn thấy kẻ ngu si còn nhiều lo sợ, như được lên núi cao, cúi nhìn muôn vật trên mặt đất."
unnamed (12).jpg

(Trích "Kinh Pháp Cú")
Hà Đ

Người viết đã vào xem và rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy đa số người Đại Hàn theo đạo Tin Lành mà lại có thể thực hiện được một bộ phim Phật Giáo đầy thiền vị như thế!
Hình ảnh trong phim rất đẹp, thanh nhã.  Không có nhiều diễn viên, không có nhiều lời đối thoại, không có những màn đấm đá dữ dội và cũng không có những màn tình tứ nồng nàn. Chỉ có cảnh không gian u tịch, một ngôi chùa giữa một dòng sông mà người viết nghĩ đó là dòng đời nhân thế, một chiếc thuyền nhỏ đưa con người ngược xuôi giữa hai bến bờ giải thoát và phiền não.
Nhân vật chính là một nhà sư già sống cô độc trong một ngôi chùa ở trong một thung lũng hẻo lánh, một chú tiểu con sau lớn lên thành một thanh niên bỏ núí rừng thanh tịnh về chốn phồn hoa sống cuộc đời phàm tục có vợ.  Rồi chàng lại trở thành một kẻ giết vợ, trốn chạy về nơi chùa cũ và bị bắt sau một đêm ngồi khắc bài tâm kinh do sư phụ đã viết.  Sau cùng, chàng trở về chốn cũ tu hành, trở thành sư phụ của một đứa trẻ khác đưọc mẹ đem đến và bỏ lại ở chùa.  Đứa bé này cũng có những hành động y chang sư phụ của mình khi đùa nghịch ác độc với các sinh vật vô tội như  cột đá hay bỏ đá vào miệng cá, ếch, rắn  và cười thích thú.

Ngôi chùa an tĩnh và khu rừng yên tịnh vẫn còn đấy nhưng cuộc đời con người thay đổi theo năm tháng qua Xuân, Hạ, Thu, Đông.  Con người vẫn còn có một cái Tâm ác độc khi chơi đùa với sinh vật, với con người sống chung quanh mình. Con người vẫn bị cái ái dục và lòng sân hận lôi cuốn vào bể khổ, và cuối cùng rồi cũng biết hồi đầu hướng thiện sau khi thọ lảnh hậu quả những việc mình đã tạo tác theo luật nhân quả.
Kiếp sống con người vẫn lập đi lập lại từ thế hệ này sang thế hệ khác vớì một đời sống nặng nề như tảng đá đeo ở chân của một người muốn đi tìm hạnh phúc và chân lý với ông Phật trong tay như hình ảnh của nhà sư ở đoạn cuối bộ phim. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn tiếp tục quy trình cũ và con người vẫn tiếp tục khổ trong đời sống trần tục thế nhân.
Tóm lại, đây là một phim hay, cảnh đẹp đầy thiền vị và giúp ta có một cái nhìn rõ ràng hơn về luật nhân quả và cái Tâm luôn hướng thiện của con người.  Phim dài 1:43: 17, rất đáng xem theo thiển ý của người viết.
Mời xem  youtube
 XUÂN HẠ THU ĐÔNG... rồi XUÂN
b4f31e14586e0769ab50d2849c824a5f.jpg


Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

  Sương Lam

 (Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi- MCTN 456-ORTB 875-31319 )




Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
http://www.youtube.com/user/suonglam


0.jpg
Photo:

Sương Lam mời đọc Tự Mình x

Thưa quý anh chị,
 Người viết ngày xưa có một thời là đoàn sinh Thiếu Nữ của  Gia Đình Phật Tử  Chánh Minh chùa Giác Tâm, Phú Nhun, Gia Định.
 Trong chương trình sinh hoạt hằng tuần có giờ học tập Phật Pháp do các Thầy hay Bác Gia Trưởng hoặc do các huynh trưởng cấp cao giảng dạy. Cho đến bây giờ ngưòi viết vẫn còn nhớ loáng thoáng  lời dạy “Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn”, đặc biệt nhất là lời dạy “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, tiêu biểu cho sự khuyến khích tự lực, tự nỗ lực tu tập, tự hoàn thiện chinh mình do Thầy trụ trì chùa Gìác Tâm trước đây giảng dạy.
Từ bài viết “Tĩnh Lặng giữa Đôi Bờ” do  thầy Thích Tánh Tuệ gửi đến, người viết có cảm hứng  đi tìm tài liệu để viết bài tâm tình  hôm nay, xin phép được chia sẻ với qúy thân hữu nhé.
 Kính chúc an lạc.
 Sương Lam
 Tự Mình

49947745_737789943242999_464553631354454016_n.jpg

Đây là bài số bốn trăm năm mươi bảy (457) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo
Trong ý nguyện đem Đạo vào Đời qua thi văn nghệ thuật, người viết đã có phúc duyên quen biết Thầy Thích Tánh Tuệ trên cõi ảo.

Người viết rất thích những dòng thơ, những bài viết, những hình ảnh  nhẹ nhàng ý Đạo nhưng tiềm ẩn những lời dạy bảo của chư Phật dạy chúng sinh sống thiền lương, đạo đức, sống thế nào cho lợi người ích  mình, và phải biết cách tu học đúng cách để thoát khỏi biển Khổ.
Bởi thế người viết thường hay giới thiệu và chuyển gửi đến quý thân hữu những thơ văn của Thầy Thích Tánh Tuệ. Còn chuyện có tiếp nhận những lời  hướng dẫn tu học này hay không là phải tuỳ duyên của mỗi người,  

Người viết chỉ là người mới sơ cơ học đạo nên không dám lạm bàn nhiều về các vấn đề cao siêu của nhà Phật. Người viết chỉ biết thu nhặt những tài liệu thơ văn nào thấy hay, thấy hợp với tâm nguyện tu học của người viết thì đem về đây chia sẻ với người cùng một tâm đạo. Chấp nhận hay phản đối, đó là quyền của người đọc, mà người viết luôn luôn tôn trọng, không dám có một lời tranh luận.

Nhân lúc đi tìm tài liệu viết bài cho bài tâm tình hôm nay, người viết đã đọc được tài liệu hay hay dưới đây, nên xin phép Thầy Thích Tánh Tuệ, tác giả của bài viết, bài thơ này cho phép người viết đem vào đây chia sẻ với quý thân hữu 

Tĩnh Lặng Giữa Đôi Bờ..
50444230_542986406185099_2143823945021784064_n.jpg

Mục đích học Phật không phải chỉ để đối với khi chết đi có chỗ phó thác, mà để biết cách Sống tốt, Sống đẹp và Sống giải thoát ngay giữa cuộc đời nhiều hệ phược và phiền muộn. 
Nhìn thấu “vô thường” chúng ta hiểu được rằng rất nhiều sự tình tuy rằng đẹp mỹ hảo nhưng không mãi trường tồn. Rất nhiều khi ta lâm vào cảnh thống khổ nhưng rốt cuộc rồi cũng sẽ qua đi. Cho nên vô thường của nhà Phật là gợi ý tốt nhất với cuộc đời, nó khiến chúng ta trong mọi hoàn cảnh biến hóa đa đoan có thể quan sát, soi xét cùng nhận biết và nâng cao trí huệ.

Tác dụng của Phật Pháp là gì? - Chính là “điều phục tâm mình”.

Rất nhiều người đến chùa không phải để tu Phật mà là đến để cầu Phật, chỉ một tâm mong cầu được sống lâu khỏe mạnh, không bệnh tật, đến xin trụ trì cầu mong nắm giữ tài phúc, thần tài phú quý mãi theo bên, hoặc giả tu trì cầu độ sinh quý tử, hầu hết đều là mang tâm thái thế tục của lợi lộc trước mắt mà đến tu trì, kỳ thực như thế chỉ là người đang đi lòng vòng trước cửa chứ chưa thực sự bước chân vào ngôi nhà Phật Pháp,và hẳn nhiên là chưa nếm được hương vị giải thoát của giáo pháp Như Lai.

Đạo Phật không phải cầu xin
Là Đạo- '' trở lại chính mình '' mà thôi.
Đạo không lý thuyết đầu môi
Nói ra, cốt để đi đôi thực hành.
Giữ thân, miệng, ý trọn lành.
Khi tâm thanh tịnh - tịnh thanh cõi đời
...
Đạo Phật đạo của mọi người
Gặp nhau tỏng một nét cười Từ bi
An bình trên mỗi bước đi
Sống theo lời Phật- đời ni Niết Bàn.

Như Nhiên 

Tĩnh Lặng Giữa Đôi Bờ

Có Được thì có Mất
Có Buồn ắt có Vui 
Cả hai đều chẳng thật
Không hân hoan, ngậm ngùi.

Dứt Mưa thì tới Nắng
Hết Trắng rồi đến Đen..
Dáng ai ngồi lẳng lặng
Nhìn mây trôi êm đềm.

- Hôm nao vừa hội ngộ
Sáng nay chia đôi đường
Thoảng gặp rồi ly biệt
Xót xa vì tơ vương 

Có Yêu thì có Phụ
Nốt Thăng bạn nốt Trầm
Bấp bênh, đời '' như thị ''
Trách ai - mình khổ tâm..

Hôm nay rồi cũng sẽ
Trở thành ngày hôm qua,
Và ngày mai cũng thế 
Lùi quá khứ nhạt nhòa..

Biết hai từ: Chấp Nhận
Là biết sống Tùy Duyên
Kiếp nhân hoàn lận đận
Chấp mê làm đảo điên..

Qua phố lòng Tĩnh lặng
Ngắm dòng đời biến thiên
 Biết trăm năm là mộng 
Chuốc chi thêm ưu phiền!

Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ

Một câu chuyện khác khá hay về sự chọn lựa  quyết định của mình trong cuộc sống  để sống sao cho có hạnh phúc, xin được chia sẻ cùng quý bạn nhé

Con Chim Trong Bàn Tay


Người Ba Tư có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Ngày xưa, tại quảng trường của một thành phố nọ, có một nhà hiền triết xuất hiện và tuyên bố giải đáp được tất cả mọi thắc mắc của bất cứ ai đến vấn kế.
Một hôm, giữa đám người đang say mê lắng nghe nhà hiền triết, có một mục tử từ trên núi cao đến. Nghe tiếng đồn về sự thông thái và khôn ngoan của nhà hiền triết, anh muốn chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và nhất là để hạ nhục nhà hiền triết giữa đám đông.
Anh tiến đến gần nhà hiền triết, trong tay bóp chặt một con chim nhỏ. anh đặt câu hỏi như sau: 'Thưa ngài, trong tay tôi có cầm một con chim. Ngài là bậc thông thái biết được mọi sự. Xin ngài nói cho tôi biết con chim tôi đang cầm trong tay sống hay chết?".
Nhà hiền triết biết đây là một cái bẫy mà người mục tử tinh ranh đang giăng ra. Nếu ông bảo rằng con chim đang còn sống, thì tức khắc người mục tử sẽ bóp cho nó chết trước khi mở bàn tay ra. Còn nếu ông bảo rằng con chim đã chết thì lập tức con người khôn manh ấy sẽ mở bàn tay ra và con chim sẽ bay đi.
Sau một hồi thinh lặng, trước sự chờ đợi hồi hộp của đám đông, nhà hiền triết mới trả lời như sau: "Con chim mà ngươi đang cầm trong tay ấy sống hay chết là tùy ở ngươi. Nếu ngươi muốn cho nó sống thì nó sống, nếu ngươi muốn cho nó chết thì nó chết".

Ai trong chúng ta cũng khao khát hạnh phúc. Ai trong chúng ta cũng mong ước được cuộc sống an bình, vui tươi. Nhưng lắm khi chúng ta chạy theo chiếc bóng mờ ảo của hạnh phúc hơn là hưởng nếm chính hạnh phúc đang cầm trong tầm tay của chúng ta. Hạnh phúc đích thực chính là con chim mà mỗi người chúng ta đang có ở trong lòng tay. Con chim ấy sống hay chết là tùy ở mỗi người chúng ta. Chúng ta được hạnh phúc, chúng ta được an bình hay không là do chính chúng ta.

(Nguồn:: Mạng Lưới Dũng Lạc.org)

Cuối cùng, xin mượn bài viết dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay.

Tự mình

image.png

 
Trên thế gian này, cuộc sống đầy dẫy những sự bất trắc, bất như ý, con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn, phải tranh đấu một cách vất vã để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời, những bước thăng trầm của thế sự. Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai, không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình?
Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suôn sẻ, may mắn, chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý. Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện, van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay, tưởng chừng như ngoài khả năng của con người.

Lấy giáo lý nhà Phật, chúng ta cần nên biết rằng: Ðức Phật không phải là thần linh, chuyên ban phước lành, ban ân sủng cho mọi người. Cũng không có lý do nào Ðức Phật ban phước lành cho riêng mình, mà không ban cho người khác. Thực ra, đạo Phật giảng dạy nhiều phương pháp hành trì, để giúp con người tự lực , mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời, bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử, tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình. Chúng ta hãy tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của chúng ta, bằng cách học hiểu những lời dạy của Ðức Phật, và đem áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, để thấy được sự mầu nhiệm của Chánh Pháp, để tự cứu mình và giúp đỡ người khác.
 
Những lời dạy quý báu, những kinh nghiệm chia sẻ cuộc sống, có thể giúp đỡ chúng ta vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời, vượt qua những bước thăng trầm của thế sự, chúng ta cần nên thường xuyên chiêm nghiệm, suy tư, nghĩ tưởng, để mỗi khi sóng gió của cuộc đời dồn dập xảy ra, chúng ta có thể đối phó, ứng xử một cách dễ dàng hơn, không bị nhận chìm trong biển nước mắt của phiền não và khổ đau.

(Nguồn: email Cô Huệ Hương chùa Bửu Hưng chuyển chia sẻ- Cám ơn cô HH)

 Kinh mời xem Youtube Chữ Tâm Trong Thư Pháp. - YouTube


image.png

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

  Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi- MCTN 457-ORTB 876-32019 )

Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
http://www.youtube.com/user/suonglam
https://www.pinterest.com/suonglamt/    
image.png