Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Bài số 130 Một Cõi Thiền Nhàn





Tháng Sáu Trong Trái Tim Tôi

Chào quý bạn,

Đây là bài thứ một trăm ba muơi (130) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

 Trong tâm ý của nguời viết Tháng Sáu ở Portland là tháng đẹp nhất trong năm vì có ngày Lễ Hội Hoa Hồng (Portland Rose Festival) và có ngày Lễ Của Cha (Father’s Day).

Thành phố Portland có mỹ danh là thành phố Hoa Hồng (The City of Rose) vì tại nơi đây có vườn hồng nổi tiếng. Nhiều loại hồng trên thế giới được đưa về đây để trồng thử nghiệm. 
Vườn Thí Nghiệm Hoa Hồng Quốc Tế Portland có tên  gọi “The International Rose Test Garden” này là niềm hảnh diện đối với cư dân Portland.
 Hằng năm các chuyên gia về hoa hồng  trên thế giới về  Portland đtham dự một ngày hội tuyển chọn ra một loại hoa hồng đẹp nhất trong ngày trong số hơn hằng ngàn phiếu  đề nghị.  Giải thưởng đó gọi là Portland’s Best Rose được thiết lập từ năm 1996.  Portland là thành phố duy nhất ở Bắc Mỹ đưa ra giải thưỏng này. Năm 2006, the International Rose Test Garden  Portland nhận được giải thưởng “The Garden of Excellence Award” từ Hiệp Hội Hoa Hồng Thế Giới.

 (Nguồn: phỏng  dịch từ tài liệu  của Portlandonline.com-Parks& Recreation) 

Nhắc đến ngày lễ Hội Hoa Hồng hằng năm là phải nói đến việc bình chọn một “nữ hoàng” của  ngày Hội Hoa Hồng (The Rose Festival Queen).
Mỗi năm một lần, các trường trung học tại Portland chọn ra một    “Công Chúa” (Princess) trong số các nữ sinh học giỏi, có khả năng lảnh đạo,  hoạt động thiện nguyện tích cực trong cộng đồng, có nhiều tài năngv..v… Các “princess” này sẽ  bầu ra một  vị “Queen” cho ngày lễ hội hoa hồng.  Vị “Queen” này sẽ được đăng quang để khai mạc ngày lễ hội và  ngồi xe hoa đặc biệt cùng với  các “Princess” diễn hành trong buổi diễn hành xe hoa dưới phố Portland để chào mừng mùa  hoa hồng nở Tháng Sáu.  Nhiệm kỳ của  vị “Queen” và “Princess” của Rose Festival Court này là một năm và tên của vị Queen này sẽ được khắc trên phiến đá lưu lại nơi vườn hồng nổi tiếng này.
Các cơ sở thương mại, các hội đoàn thuộc các sắc dân cư ngụ tại Portland, các thành phố kết  nghĩa với thành phố Portland  đều tham gia buổi diễn hành  xe hoa với những chiéc xe hoa kết bằng hoa thật cho ngày “Grand Floral Parade” thật đẹp, thật huy hoàng, thật tráng lệ này. Các ban nhạc của  các trường trung học tại Oregon hay các nơi khác cũng tham gia  buổi diễn hành xe hoa thật rất vui nhộn, náo nhiệt.

 Cư dân sống tại những vùng xa thành phố Portland đã về tham dự buổi lễ từ mấy ngày trước để dành chỗ xem diễn hành. Buổi diễn hành kéo dài 2 tiếng đồng hồ đi qua các đường phố chính duới phố Portland.   Cộng Đồng Việt Nam Oregon cũng đã nhiều lần tham gia  vào  ngày hội quan trọng nhất trong năm này với những chiếc xe hoa đẹp, đầy ý nghĩa, để giới thiệu văn hoá Việt Nam đến cư dân  sở tại và đã đoạt được nhiều giải thưởng rất có giá trị đem lại sự hảnh diện cho cộng đồng Việt Nam. Những cuộc vui kế tiếp như ca nhạc,  khiêu vũ, hội chợ v..v…kéo dài đến hết tháng Sáu.   Portland đã tổ chức 105 năm  lễ hội truyền thống tốt đẹp này và đã là một hảnh diện lớn lao của cư dân Portland.
  Thật là một thiếu sót đáng kể nếu bạn đến viếng Portland vào Tháng Sáu mà không đi viếng vườn hồng Portland  và không  xem diễn hành xe hoa. Thật đáng tiếc! Đáng tiếc!

 Mời quý bạn click vào wesite duới đây  để tìm hiểu thêm về ngày Lễ Hội Hoa Hồng và
Vưòn Hồng Portland . Đây là nét đặc thù của thành phố  Portland, Oregon  bên cạnh thắng cảnh núi tuyết Mount Hood tuyết phủ quanh năm giống như ngọn Phú Sĩ Sơn của Nhật Bản, một Multnomah thác tuyệ t đẹp như suối tóc dài của nàng trinh nữ.
  Người viết  hy vọng rằng một khi du khách đã dừng chân nơi Portland, một Đà Lạt thứ hai trong trái tim tôi, rồi cũng sẽ “bỏ quên con tim” ở lại Portland đấy nhé. “Smile!”

 Vườn hồng Portland

 Lễ Hội Hoa Hồng Portland, Oregon



Một ngày đặc biệt khác trong Tháng Sáu  nơi xứ Mỹ là Ngày Lễ của Cha  (Father’s Day) thường được tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần lễ thứ ba trong Tháng Sáu.
  Năm nay  ngày Lễ Của Cha là ngày Chủ Nhật 6-17-2012.

  Trước tiên chúng ta tìm hiểu lịch sử Ngày Của Cha nhé.

Lịch sử Ngày Của Cha (Father’s Day)
Bà Sonora Smart Dodd, một cư dân của thành phố Spokane, thuộc tiểu bang Washington. Cha của Bà, Cụ William Jackson Smart, là một cựu chiến binh của cuộc nội chiến, người đã một mình gà trống nuôi cả đàn con sau khi mẹ của Bà qua đời. Người ta kể rằng, được cảm hứng từ việc Bà Anna Jarvis thiết lập ra Ngày Hiền Mẫu, Bà Sonora liền nảy sinh ra ý định để tôn vinh về người Cha trong khi đang lắng nghe một bài giảng về Người Mẹ trong Ngày Hiền Mẫu tại nhà thờ vào năm 1909.

Vì Cha của Bà chào đời vào tháng 6 cho nên Bà cùng các anh chị em của Bà đã tìm cách để tổ chức Ngày của Cha cũng vào Tháng 6. Do đó, Ngày của Cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 1910 tại thành phố Spokane, thuộc tiểu bang Washington. Rất nhiều người như: Thượng Nghị Sĩ William Jennings Bryan thời đó, đã ủng hộ việc tổ chức ra ngày này trên cơ sở không được chính thức cho lắm.

Sau đó, Tổng Thống Woodrow Wilson đã đích thân được gia đình của Ông vinh danh vào Ngày của Cha của năm 1916.

Tám năm sau đó, vị Tổng Thống thứ 13 của Hoa Kỳ là Tổng Thống Calvin Coolidge đã đề nghị tổ chức Ngày của Cha như là một ngày nghỉ lễ của quốc gia. Và năm 1926, Ủy Ban về Ngày của Cha Quốc Gia được thành lập tại thành phố New York.

Năm 1966, Tổng Thống Lyndon Johnson chính thức để cho ngày này trở thành một ngày lễ được tổ chức vào ngày 3 tháng 6 hàng năm.

Ngày Lễ này cuối cùng đã được chính thức công nhận dưới thời của Tổng Thống Richard Nixon vào năm 1972, và Tổng Thống Richard Nixon đã quyết định chọn Chủ Nhật thứ ba của Tháng 06 hàng năm dành để tôn vinh những người làm Cha, mà chúng ta gọi là Ngày của Cha thời nay.

(Nguồn: sưu tầm tren internet)

 Văn hoá đạo đức Việt Nam luôn dạy con cái phải kính yêu và nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ qua các câu ca dao, tục ngữ dưới đây:

Công Cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ Mẹ kính Cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Hoặc là:

 Cơm cha áo mẹ công thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh

 Như vậy thì công ơn của  cha me sánh bằng ngang nhau, nhưng trong thơ văn, nghệ thuật người ta thường nhắc nhở ân đức và sự nhớ thương về người Mẹ nhiều hơn, sâu đậm hơn người Cha. Có thể là vì mẹ gần gủi, bao dung, dịu dàng, hy sinh chăm sóc con cái  nhiều hơn người cha lúc nào cũng nghiêm khắc, lạnh lùng, không biểu lộ tình cảm thương yêu con cái nhiều bằng người mẹ hay chăng? Nhất là trong thời gian chiến tranh, người Cha là những chiến sĩ can trường phải rờì bỏ gia đình xông pha nơi trân mạc để bảo vệ đất nước hay phải sống khổ cực trong các trại học tập cải tạo cho nên đàn con chỉ biết trông
 cy vào sự bảo bọc, vào đôi tay yếu gầy đầy tình yêu thương của người mẹ mà thôi.

 Riêng đối với cá nhân người viết,  tôi vẫn nghĩ rằng:

« Người đã viết rất nhiều về Tình Mẹ
Như nước nguồn, như biển cả mênh mông
Và ngọt ngào như lúa chín ngoài đồng
Con khôn lớn cũng nhờ giòng sữa Mẹ

Cha cũng đã góp phần nuôi dạy trẻ
Đã nhiều đêm cha thao thức canh thâu
Đã nhiều lần Cha lo lắng âu sầu
Khi con trẻ biếng ăn hay biếng học »

Cho nên chúng ta phải luôn ghi nhớ :

« Ân của Mẹ như trời cao biển cả
Nghĩa của Cha như đất rộng núi cao
Tình Mẹ Cha như giòng suối ngọt ngào
Nhớ Nghĩa Mẹ đừng quên Tình Cha nhé ! »

(Trích trong bài thơ Một Lời Cho Cha của Sương Lam)

Tôi đã víết nhiều bài thơ về Mẹ, nhưng tôi cũng dành trong trái tim tình cảm của tôi hình ảnh gian lao khổ cực của những người Cha qua bài thơ « Bài Tình Thơ Tháng Sáu » đã được những người bạn cùng tâm cảm với tôi thực hiện thành một PPS Tình Cha dựa theo ý thơ của SL với lời nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiển  được trình bày qua giọng ca của  Phong Thu do Duy Hân  thuộc DungLac.org thực hiện PPS này với lời nhạc như sau:

 « Bao tháng ngày Cha vất vả nhiều
 Hằn vết da đầy nhăn
Cha không màn lao khổ nhọc nhằn
Thương nuôi con thành thân »

Xin mời quý bạn cùng với tôi vinh danh người cha của chúng ta qua PPS Tình Cha đã được phổ biến rộng rãi qua link dưới đây nhé:
 PPS này cũng đã được đưa lên You Tube của anh Trần Năng Phùng thuộc Đại Học Văn Khoa yahoogroups qua link: http://www.youtube.com/watch?v=pHET0tJmUBI&feature=email
Hay trong Suonglam’s Channel qua link dưới đây:

Xin cám ơn những người bạn tốt đã cùng một tâm ý như tôi dù họ không cùng một tôn giáo  với tôi.

Thế mới biết những tình cảm thiêng liêng cao quý của Mẹ Cha bao gìờ cũng làm xúc động những trái tim tình cảm không phân biệt tôn giáo, giới tính, chủng tộc, tuổi tác,  phải không bạn?
 Xin phép được mượn một đoạn nhạc dưới đây của anh Nguyễn văn Hiển  trích trong PPS Tình Cha để làm kết luận cho bài tâm tình về Ngày Lễ Của Cha năm nay, bạn nhé.

« Tình cha cao như núi Thái Sơn
 Làm con phải biết ơn công cha dưỡng sinh thành
Tình Cha ôi thiết tha như nguồn nước bao la
Thương con như châu ngọc để đời con nở hoa »

Happy Father’s Day

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi- ORTB 528-61212)

Bài số 129 Một Cõi Thiền Nhàn





Chào quý bạn,

Đây là bài thứ một trăm hai mươi chín (129) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

 Niềm vui của người viết là được chia sẻ những tin tức hay lạ, được tâm tình với quý vị độc giả và thân hữu một cách chân tình.

Tâm tình sau chuyến du lịch  Nam Mỹ  đăng trong số báo 526 ORTB vừa qua hay những bài du ký “tiếu ngạo giang hồ” của người viết trên các giai phẩm Xuân ORTB  từ năm 2005 đến nay chỉ là  những sự chia sẻ  niềm vui của người viết, để giới thiệu những nơi chốn xinh đẹp trên thế giới cùng  những kinh nghiệm khi đi du lịch của người viết gửi đến bạn bè thân hữu và độc giả mà thôi.

Đức Đạt Lai Đạt Ma cũng từng khuyến khích chúng ta mỗi năm một lần cần đi đến những nơi nào mình chưa đến để mở mang kiến thức, để thấy nhiều cảnh đời khác nhau và từ đó con người của mình cũng sẽ thay đổi về quan niệm sống hiện tại.

 Tuỳ theo hoàn cảnh gia đình, sức khỏe và tài chánh cho phép, bạn và tôi có thể thực hiện những chuyến đi chơi những nơi khác nơi cư trú hiện tại cùng với người thân trong gia đình, cùng  với bạn bè nhưng  không nhất thiết là  chúng ta phải đi xa hay phải tốn kém nhiều vì đó là cơ hội để chúng ta xum họp gia đình, để nghỉ ngơi sau những ngày tháng làm việc vất vả, để những mối liên hệ tình cảm với thân nhân trong gia đình, với bạn bè  thêm gắn bó hơn.  Bạn đồng ý chứ?

 Khi mới đến xứ Mỹ năm 1981, tuy vợ chồng chúng tôi là những “sinh viên nghèo” của trường Portland Community College, sống nhờ vào tiền “basic grant” của chính phủ và tiền “work study” ở nhà trường, chúng tôi vẫn có thể dành dụm tiền bạc, thu xếp thời gian được nghỉ trong lúc nghỉ hè làm một chuyến viễn du sang Florida để thăm gia đình  bên “tướng công” của người viết bằng  phuơng tiện xe buýt Greyhound vào năm 1983.  Giá vé xe buýt Greyhound lúc đó rất rẻ chỉ có $99.00 một người cho một chuyến đi đến bất cứ tiểu bang nào dù gần hay xa trên đất Mỹ.

Chúng tôi đã phải đi 4 ngày 3 đêm trên xe buýt, ngủ qua đêm trên xe bus luôn vì xe buýt chỉ đổi tài xế lái xe khi dừng lại tại một tiểu bang nào đó chứ hành khách  thì vẫn ngồi y nguyên trên xe buýt đang đi.

Đến mỗi tiểu bang, xe ngừng lại ở bến xe buýt cho hành khách xuống xe hay lên xe hoặc dừng lại tại một trung tâm buôn bán cho tài xế, hành khách nghỉ ngơi, ăn trưa,  làm công tác vệ sinh trong một thời gian ấn định  rồi lại lên xe tiếp tục cuộc hành trình dài vạn dặm.
 Chúng tôi lúc đó còn nghèo nên đã phải cụ bị thức ăn: bánh mì chả lụa, thịt chà bông, trái cây, nước uống đem theo cho cuộc hành trình hoặc là ghé ăn “quoaloarement” ở những trạm xe dừng nghỉ. Tắm rửa thì tắm theo kiểu “tắm xẩm” nghĩa là lau rửa mình mẫy sơ sơ với khăn như khi mình bị bịnh vậy đó.
Dừng chân ở tiểu bang nào thì chúng tôi kêu “collect phone” để thăm hỏi bạn bè, thân nhân vì họ  đã qua Mỹ trước mình vào  năm 1975 nên  họ “ngon lành” hơn mình một tí thì nhằm nhò gì việc trả tiền điện thoại “collect phone”  chuyện nhỏ này.

 Bận đi, khởi hành từ  Portland, Oregon chúng tôi đi theo lộ trình miền Nam nước Mỹ qua các tiểu bang California, Arizona, New Mexcico, Texas, Louisiana, Mississippi,  Alabama, Georgia, Florida để đến thành phố Daytona Beach thăm  thân nhân bên chồng của người viết.  Dĩ nhiên là không có niềm vui nào bằng niềm vui anh chị em được gặp nhau  sau cuộc đổi đời năm 1975.  Gia đình bên chồng tôi định cư ở tiểu bang Florida miền Đông nước Mỹ, gia đinh bên tôi định cư ở Oregon miền Tây nước Mỹ.  Chuyến xe buýt xuyên bang Greyhound đã nối liền tình cảm thân yêu Đông Tây gần lại với nhau.  Chúng tôi đưọc anh chị chồng đưa đi thăm những nơi nổi tiếng ở Florida như Epcot, Disney World, Sea World, v…v..

 Vui xum họp gia đình 1 tuần lễ, chúng tôi phải trở về Portland.
 Bận về chúng tôi cũng đi xe buýt Greyhound theo lộ trình miền Bắc xứ Mỹ qua các tiểu bang Geogia, Tennesse, Kentucky, Ohie, Indiana, Illinois, Iowa, Nebraska, Wyoming, Idaho rồi  trở về mái nhà xưa ở Portland.
 Lại cũng phải ngồi xe buýt 4 ngày 3 đêm và làm các thủ tục y chang như bận đi, nghĩa là du lịch theo “kiểu nhà nghèo” chỉ tốn có $99.00 tiền xe buýt cho một người và đem theo thức ăn trong suốt hành trình .  Như vậy có thể nói là chúng tôi đã được du lịch vòng quanh nước Mỹ từ Nam tới Bắc, từ  Tây sang Đông sang rồi, dù rằng với phương tiện xe buýt.  Chúng tôi đã ngắm nhìn và viếng thăm hầu hết những địa danh nổi tiếng trong hành trình xe buýt đi qua và dừng lại. Cũng vui thôi!
 Trở về lại Portland, vợ chồng chúng tôi tiếp tục dùi mài kinh sử, ra trường, kiếm việc làm.  Ông xã tôi phải “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật”, còn tôi phải vừa đi học vừa đi làm,  vừa chăm sóc con cái ăn học,  rất là khổ cực trong mấy năm đầu tạo lập cuộc đời mới từ con số không cho đến khi ổn định được cuộc sống.

 Bây giờ sau hai chục năm làm việc cực nhọc, làm tròn bổn phận công dân đóng thuế đầy đủ cho chính phủ, con cái đã có gia đình sự nghiệp riêng tư rồi, chúng tôi về hưu bắt đầu đi “ngao du sơn thủy” tận hưởng niềm vui tuổi già thì cũng tốt thôi.  Mai nầy sức khỏe yếu kém, có muốn đi chơi cũng chẳng được, phải không bạn?

 Qua lời tâm tình trên đây của người viết thì du lịch cách nào, kiểu nào cũng có niềm vui của nó miễn là mình vui và hài lòng là được rồi.  Bởi thế người viết hay làm “dám đốc, dám xúi” bạn bè hãy vui hưởng cuộc đời của mình.  Cuộc đời vô thường mà.  Nghèo thì du lịch kiểu nhà nghèo, có tiền thì du lịch kiểu có tiền.  Không sao cả! “No Problem”

 Tuy nhiên để có thể được hưởng thụ những gì hay đẹp  trong cuộc sống hiện tại, bạn cũng như tôi phải đấu tranh gian khổ, chịu khó làm việc thì mới có thể  sinh tồn và phát triển mạnh mẻ được.  Bài học về con bướm mà người viết đọc được trong một diễn đàn người viết đang sinh hoạt theo thiển nghĩ, là bài học rất hay trong cuộc đời, người viết xin được chia sẻ với quý bạn để chúng ta cùng suy ngẫm nhé.

Cánh Bướm

Có một nhà chuyên môn sưu tầm các loài bướm. Ngày nọ, khi bước vào một công viên, ông đă gặp tổ kén lạ. Ông liền bứt cành cây đem kén bướm về nhà. Ít ngày sau, ông thấy nhúc nhích bên trong kén, nhưng con bướm vẫn chưa phá kén bay ra.
Hôm sau, kén lại nhúc nhích, nhưng chẳng có gì khác lạ. Lần thứ ba, vẫn thấy như trước, ông liền lấy dao rạch kén, thế là con bướm bay  ra ngoài. Tuy nhiên, bướm không tăng trưởng và chẳng bao lâu thì chết.
Sau này, ông được người bạn là nhà sinh vật học cắt nghĩa như sau: Thiên nhiên đă xếp đặt cho con bướm phải đấu tranh mới thoát ra khỏi cái kén, vì nhờ đấú tranh gian khổ mà nó có thể phát triển mạnh mẽ để sinh tồn.

Muốn làm cánh bướm bay trên ngàn hoa rực rỡ, bướm phải làm kiếp sâu lặng lẽ, cô tịch trong vỏ kén lặng lờ, khuất nẻo. Muốn làm con bướm bay trong bầu trời xanh ngắt, bướm ….phải là con sâu đen đủi xấu xa, vặn vẹo đau đớn trong tổ kén đợi chờ.

(Nguồn: trích trong Diễn đàn Hướng Về Chúa)

 Xin mời quý Bạn đọc thêm một câu chuyện khác về con bướm nhé được kể lại theo cách khác:

Con Bướm

Một người nọ tìm thấy một cái kén của con bướm. Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết sức lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Rồi con sâu có vẻ ráng hết sức mà không lọt ra nổi và nằm im như chịu thua. Động lòng thương, người nọ muốn giúp con sâu bướm, anh ta lấy mũi kéo nhỏ cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vuợt ra ngoài dễ dàng. Sau khi sâu bướm ra khỏi kén thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì lại nhỏ. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không và mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để bướm đủ sức bay đi.
Than ôi, vô ích! Con bướm đã bị trọn đời tàn tật, lê lết với chiếc cánh nhỏ bé không thể bay đi được.
Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời con bướm. Anh không biết là luật tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt ra khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi chiếc kén, bướm ta mới có đủ sức vuơn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.

(Nguồn: trích trong website Old Cottage- Vào Thiền)

Tóm lại, muốn sống một cuộc đời tươi đẹp hôm nay thì chúng ta phải tự phấn đấu khắc phục những trở ngại trong quá trình đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạn đồng ý chứ?

 Người viết xin tạm mượn bài thơ vui dưói đây để làm kết luận cho bài tâm tình của người viết hôm nay.  Mong rằng khi đọc xong bài thơ này, Bạn sẽ phì cười và hết mệt ngay sau khi đọc những lời tâm tình chân thật của của người viết nhé. “Smile”

MỆT

Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt.
Ðơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt.
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt.
Tương ái không mệt, tương tàn mới mệt.
Chung tình không mệt, đa tình mới mệt.
Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt.
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt.
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt.
Ðược mất không mệt, tính toán mới mệt.
Thể chất mệt không phải mệt, tâm can mệt mới là mệt.
Bài này, người viết không mệt.....người đọc mới mệt.

 (Nguồn:  trích email của bạn gửi trong diễn đàn ĐHVK)

 Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Hình ảnh sưu tầm trên internet

Bai số 128 Một Cõi Thiền Nhàn




Tâm Tình Sau Chuyến Du Nam Mỹ

Chào quý bạn,

Đây là bài thứ một trăm hai mươi tám (128) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Người viết vừa trở về nhà sau chuyến du lịch ở Nam Mỹ do công ty du lịch AV Travel & Tours tổ chức.  Chuyến du lịch này rất vui vì đoàn du lịch thương mến nhau và chăm sóc cho nhau trong tình thân gia đình.

  Chúng tôi đến viếng thăm di tích Machu Picchu ở Peru, đệ nhất thắng cảnh Nam Mỹ năm 2010 với hành trình trở về sự huyền bí của một “thành phố đã mất của người Incas”.  Chúng tôi cũng đã đến xem thác Iguassu rất hùng vĩ ở hai bờ biên giới  Argentina và  Brazil. Chúng tôi  đi cable car  lên núi Sugarloaf ngắm toàn cảnh thành phố Rio de Janeiro, viếng thăm tượng Chúa  Jesus cao 39,6 mét, nặng 635 tấn ở độ cao 700 mét  trên núi Corcovado ở Brazil.  Tất cả những địa danh nói trên được đưa vào danh sách để được bình chọn là những kỳ quan thế giới hiện đại.
 Trước khi trở về Mỹ, chúng tôi đến viếng thăm ngôi chợ Central Market có từ thế kỷ 19 ở Chile, thăm viếng khu du lịch ở bãi biển Vista Del Mar để thưởng thức một buổi ăn trưa hải sản ngon tuyệt vời.
 Chúng tôi phải dùng hơn 10 chuyến bay quóc tế lẫn nội địa để di chuyển từ nước này sang nước khác, chưa kể các phương tiện xe lửa và xe buýt cần thiết để đến các địa đỉểm viếng thăm. Thôi thì còn sức khỏe và còn đủ sức leo trèo, đi bộ nổi thì chúng tôi cứ đi vì đâu biết được sức khỏe của mình ra sao ngày sau, bạn nhỉ?
 Cuộc hành trình thật là thú vị và cũng thật mệt vì chúng tôi phải  lên ở độ cao trên 11.000 feet ở Cusco- Peru với không khí loãng nên nhiều người đã ngã bịnh mặc dù  chúng tôi đã được khuyến cáo phải dùng thuốc trợ giúp hô hấp khi lên ở độ cao thiếu dưỡng khí.  Người viết sẽ tường trình chi tiết hơn chuyến du lịch này trong số báo Xuân hằng năm của Oregon Thời Báo để chúng ta cùng du Xuân đường xa xứ lạ như người viết đã thực hiện từ năm 2005 cho đến nay nhé.  Xin quý độc giả nhớ đón đọc cho vui mấy ngày Xuân nhé.

 Có đi nhiều nơì mới thấy có nhiều điều mình chưa biết và học được nhiều “cái sàng khôn” khi thấy cuộc đời có nhiều điều kỳ lạ và đáng quý.
  Người viết cảm nhận rằng dù ở nơi đâu, người dân quê vẫn hiền lành, mộc mạc, thanh thản hơn người dân ở các đô thị lớn, lúc nào cũng vội vã, bon chen, tính toán.  Người dân quê ở Peru vẫn hiền lành, chân thật hơn người dân ở các thành phố lớn Brazil, Argentina v..v…và đã để lại nơi tôi nhiều cảm tình tốt đẹp.
Một hình ảnh rất dễ thương khi ngồi trên xe buýt đì ngang qua một ngôi làng nhỏ ở Peru, tôi đã thấy một đôi vợ chồng và một đứa trẻ thơ ngồi bên nhau trên một sân phơi đầy trái bắp mới thu hoạch được trong một không gian vắng lặng, chung quanh toàn là núi đồi.  Ngôi nhà nhỏ của họ đơn sơ không có bóng dáng của những tiện nghi vật chất và tôi thấy họ có vẻ hạnh phúc lắm khi được ngồi bên nhau nhìn sản phẩm mà họ thu hoạch được.  Họ có vẻ vui mừng và chấp nhận những gì mà họ đang có do công sức trồng trọt mà họ đã làm ra.  Hạnh phúc thật là đơn sơ, thật là giản dị, phải không bạn? Trong khi đó thì ở các thành phố lớn khác, tôi đã thấy những khuôn mặt đăm chiêu, dáng đi vội vã như chạy đua với thời gian để  bắt kịp chuyến xe buýt cho không bị trể giờ làm việc,  thiên hạ đi tới đi lui đông đảo rần rần.  Tôi cũng bị lôi cuốn theo dòng người vội vã đó để đi theo kịp đoàn, nếu không, tôi sẽ bị chìm lẫn trong đám đông và tôi sẽ bị lạc đường.  Tôi đi như chạy muốn hụt hơi vì cái chân của tôi đã bắt đầu yếu rồi, không còn nhanh nhẹn như trước nữa.
 Đi chơi cũng mệt lắm chứ khi bạn “không còn trẻ nữa”, bạn ạ!  Bởi thế, nếu bạn còn sức khỏe thì cũng nên đi chơi cho biết đó biết đây, chứ mai mốt không còn đi nhanh nhẹn được nữa thì bạn phải ngồi ở trong một ngôi nhà đẹp lộng lẫy 4, 5 phòng mà tiếc nuối vẩn vơ. 
Trong đoàn du lịch kỳ này có  một cụ ông  83 tuổi vẫn trèo lên được gần đỉnh núi ở Machu Picchu thuộc xứ  Peru, trong khi người viết  leo núi, xuống núi mệt “ná thở”, phải có người dìu đi xuống vì dốc đá cheo leo.  Thật là đáng phục cho cụ ông này quá!

Nói đến những vị cao niên, người viết chợt nhớ vợ chồng chúng tôi đã không được tham dự  lớp điện toán ngày thứ bảy 5-5-2012 do CĐVNOR tổ chức, ngày mừng sinh nhật tháng 5 của các hội viên  HCN cùng ngày Mừng Lễ Mẹ ( Mother’s Day)  5-13-2012  vừa qua.  Tuy nhiên cô trưởng đoàn Simone Nga của công ty du lịch AV Travel đã không quên “ngày trọng đại” của quý bà nên đã gửi tặng quý vị phu nhân trong đoàn một món quà nho nhỏ mỗi người một con búp bê độc đáo của nước Peru.  Cô Simone Nga thật là dễ thương, thật là tế nhị và cũng thật  là đáng khen!  Xin cám ơn Cô đã không quên ngày lễ đặc biệt này của văn hoá của Mỹ dù chúng tôi đang “tiếu ngạo giang hồ” ở một nơi không phải là xứ Mỹ. Đôi uyên ương Việt Hùng và Simone Nga của AV Travel đã lo lắng chu đáo cho tất cả mọi người tham dự trong chuyến du lịch  này trong tình thân gia đình  và đã để lại nơi chúng tôi những kỷ niệm vui nhộn, đáng nhớ và dễ thương. Bravo!

SL cũng xin cám ơn các thân hữu trong “cõi thật” và trong “cõi ảo” đã lo lắng thăm hỏi SL khi SL “tuyệt tích giang hồ” trong một thời gian.  Tình cảm thương yêu của quý anh chị và  của quý độc giả dành cho SL đã làm cho SL cảm động quá chừng chừng.
Con người đôi khi phải “chết lên chết xuống” vì những tình cảm thương yêu này, Bạn nhỉ? Smile!

 Nhắc đến lớp học điện toán (computer), người viết nhớ đến một tài liệu rất hay do một người bạn mới vừa chuyển đến, xin được trích đăng để chia sẻ với quý vị cao niên về lợi ích của việc người lớn tuổi sử dụng computer nhé:


 Lợi ích khi nguời lớn tuổi sử­ dụng Computer

Nghiên cứu cho thấy người cao niên sẽ cải thiện tr­í nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet. Người lớn tuổi suử dụng Computer thì tốt cho trí­ nhớ chứ không có hại.

Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Society for Neuroscience thì người cao niên có thể cải thiện tình trạng minh mẫn và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu khó làm việc tìm tòi trên Internet.
Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên ( một n­ữa  những cụ thường xuyên lên internet còn nữa kia thì không) với mục đi­ch tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già?

Nhóm cao niên “lười lên internet” được chỉ dẫn cách s­ử dụng máy điện toán căn bản rồi được yêu cẩu khi về nhà vào internet trung bình mổi ngày 7 tiếng trong suốt 2 tuần lể liên tục. Khi họ quay trở lại, các chuyên gia đã sử­ dụng máy MRI để “scan” não bộ của họ thì thấy lượng máu đổ dồn nhiều hơn vào các mạch máu nhỏ của não bộ. Có nhiều vùng của não bộ đã được tiếp máu nhiều hơn so với trước khi làm thí nghiệm.
Các nhà  khoa học về não bộ của các cụ cao niên trước đây “lười lên internet” giống như một bộ máy xe hơi được nhấn ga tăng tốc độ chỉ sau 2 tuần lễ “lượn ngang dọc” trên mạng (Net). Các cụ thuộc nhóm nay có tuổi trung bình la  66.8 tuổi.
Trước đây, não bộ cũa các cụ này sử dụng đến nhiều vùng có liên kết với thị giác, phán xét, nh­ận thức không gian trong cuộc sống hằng ngày. Sau 2 tuần lễ các cụ đọc tin và  làm việc với máy điện toán, các nhà  nghiên cứu nhậ­n thấy ngoài các vùng nói trên, những vùng khác trong não bộ của các cụ cũng bừng sáng. Đặc biệt vùng não gọi là  hồi trán (frontal gyrus) ph­ía trước và  trung bộ đã được ki­ch động mạnh mẽ. Đó là  những vùng được biết là  có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, tr­í nhớ và  các giải quyết cấp thời. Chúng có khả năng giúp các cụ cao niên tậ­p trung mạnh mẽ hơn.
Các nhà  khoa học còn nhậ­n thấy là  sau cuộc thí nghiệm não bộ của các cụ trước “lười lên internet” nay đã có sức sống giống như não bộ của các cụ thường xuyên sử dụng internet. Các cụ thuộc nhóm sau này có tuổi bình quân là  62.4 tuổi. Ngoài ra, khi yêu cầu nhóm sau này cũng làm các thao tác giống như nhóm thứ nhất, các nhà  khoa học nh­ìn thấy não bộ của họ đã “sử dụng –trí nhớ sức mạnh hơn”, có vẻ như tại vì não “đã nhận ra các thao tác quen thuộc” khi lên internet và  cảm thấy các thao tác đó dễ dàng hơn rất nhiều.
 ­……
(Nguồn: Email bạn gửi - Cám ơn chị Ngoan Nguyễn)

Như vậy với ích lợi cho trí nhớ như thế quý vị cao niên còn chần chờ gì mà không đến  tham dự các lớp điện toán do CDVNOR tổ chức nhỉ?

 Người lớn tuổi lại lười không chịu vận động cơ thể.  Xin mời quý bạn cùng đọc với người viết tài liệu dưới đây:


VẬN ĐỘNG CƠ THỂ VỚI TUỔI LÃO NIÊN
http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif
Vào thế kỷ thứ 13, giáo sĩ kiêm khoa học gia, triết gia Anh Cát Lợi Roger Bacon, nhân dịp nghiên cứu về vấn đề tuổi thọ con người, có nhận xét rằng: "Không chịu vận động cơ thể là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến sự không sống lâu".
Ngày nay dù không được coi trọng như thực phẩm, không khí, nước uống, sự vận động cơ thể đã được chứng minh là có nhiều công dụng. Vận động đóng góp vào việc duy trì sức khỏe, cải thiện sự bền bỉ, di động của con người đồng thời cũng là một phương tiện phòng ngừa bệnh tật rất hữu hiệu.
Với ý thức đó, số người thực hiện sự tập luyện cơ thể mỗi ngày mỗi gia tăng.
Theo một thống kê của viện thăm dò Gallup, thì vào năm 1960, chỉ có 43 triệu (24%) người dân Hoa Kỳ tập dượt. Đến năm 1986, số này tăng lên là 136 triệu (57%). Năm 1974, người Mỹ bỏ ra 93 triệu Mỹ Kim để mua dụng cụ tập dượt, thì đến năm 1986, số tiền này tăng lên 1.2 tỉ Mỹ Kim.
Vận động tập thể thực hiện lần đầu vào năm 1800 tại nước Phổ, với mục đích lấy lại niềm kiêu hãnh dân tộc sau cuộc chiến với Napoleon. Ngày nay, nó đã trở thành một sinh hoạt gắn bó vào đời sống hàng ngày của đa số dân chúng, trong đó có người cao tuổi. Sinh hoạt này cũng giống như việc tổ tiên ta khi xưa phải dành thì giờ mấy lần một tuần để đi mà tìm kiếm thực phẩm, nước uống. Họ thực sự đi, có khi chạy, đuổi theo để bắt con mồi. Họ vừa vận động vừa kiếm thức ăn.
Với người cao tuổi, sự vận động cơ thể lại càng quan trọng hơn.
Trong tiến trình lão hóa có những thay đổi theo chiều đi xuống về chức năng cũng như cấu tạo của mọi bộ phận con người, những thay đổi mà sự vận động có thể khiến chậm lại hoặc khiến tốt hơn.
Xương già dễ nứt gẫy, cơ thịt già dễ tổn thương, khớp xương già co duỗi giới hạn. Lý do là vì nồng độ nước trong xương, trong sụn bớt đi, trở thành ròn, dễ gẫy khi va chạm. Lại nữa, sự bao che của cơ thịt chống lại sức va chạm giảm vì khối lượng bắp thịt teo bớt tới 20% kể từ tuổi 65 trở lên.
Thần kinh kém nhậy cảm, phản ứng chậm tới 10-15% kể từ tuổi 60, do đó dễ gây ra nguy cơ té ngã.
Tim kém hoạt động. Nhịp tim chậm lại từ 6-10 nhịp cho mỗi 10 tuổi cao, máu rời tim sau mỗi lần co bóp ít đi tới 20-30%, huyết áp tăng vì thành động mạch xơ cứng.
Hô hấp giảm, dư khí trong phổi tăng tới 30-50% vào tuổi 70, không khí trao đổi giảm tới 40-50%.
Với sự hóa già cộng thêm nếp sống tĩnh tại của một số người cao tuổi, việc không xử dụng những chức năng của cơ thể, khiến chúng yếu và tiêu mòn đi, trở thành bất khiển dụng.
(Nguồn: sưu tầm trên internet)

 Như vậy, những người “không còn trẻ nữa“ như chúng ta cần phải đi chơi nhiều hơn nữa, cần phải  vận động nhiều hơn nữa về trí óc bằng cách học hỏi, sử dụng điện toán và chịu khó vận động cơ thể để trí nhớ và thể chất được khỏe mạnh  và nhờ thế  chúng ta sẽ sống vui sống khỏe, phải không Bạn?


  Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi, ORTB 515-MCTN128)