Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Sưong Lam Cảm Tạ Thân Hữu đã đọc 100 bài viết


Bài số 100 Một Cõi thiền Nhàn




Chào quý bạn,

Đây là bài thứ  một trăm (100) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Portland đã vào Thu.  Buổi chiều ông mặt trời đi ngủ sớm và buổi sáng ông mặt trời vẫn còn “ngủ nướng” vì trời đã bắt đầu lạnh lạnh và vẫn còn chưa sáng tỏ ánh bình minh. Thật tội nghiệp cho những ai còn phải trả nợ học đường, trả nợ áo cơm phải thức dậy sớm đến trường để học tập, đến công sở, đến công ty để làm việc.  “Ăn cơm chúa phải múa tối ngày” mà lị!
  Ở Việt Nam, người viết cũng đã  “múa viết mực” ở học đường 16 năm, “múa bút bic” ở Bộ Xã Hội 8 năm, “múa tay” bán bánh ngọt ở lề đường 5 năm. rồi “dzọt”  lên tàu qua Mỹ.   Sang xứ Mỹ, tôi cũng đã “múa viết đen ” ở  học đường 10 năm,  “múa viết màu” ở  các trường học thuộc sở học chánh Portland 20 năm. Tổng cộng,  tôi đã múa bút ngoài xã hội gần 60 năm rồi nên “anh hùng cũng đã thấm mệt”, bèn xin “cáo lão từ quan” về nhà “múa đủa bếp” với “người tình già trên đầu non” của tôi cho khỏe tấm thân “không còn trẻ nữa” của mình.  Nói một cách cho có vẻ “thi văn nghệ thuật” hơn, tôi đã  bắt chước Phạm Thiên Thư  “lên non tìm động hoa vàng” khi tôi vẫn chưa đủ tuổi “lảnh lương của tổng thống Obama”, bạn ạ!

Người viết phải “dài dòng văn tự” như thế là để muốn nói cuộc đời chúng ta sinh ra đời lúc nào cũng bận rộn với cuộc sống, lúc nhỏ bận theo kiểu tuổi nhỏ, lớn lên bận theo kiểu  tuổi thành niên, tuổi trung niên, tuổi lão niên, không kể những lúc bận uống thuốc khi bịnh họan, bận giận hờn, oán trách khi gặp điều phiền muộn, bực mình… vân vân.. và vân vân

“Ngày nào cũng bận rộn
Không rảnh rỗi phút nào
Lo lắng đủ thứ chuyện
Quên hơi thở vô ra .
Đời khổ quá!

Sống ngày quá bận rộn
Thấy hao tổn tinh thần
Thân người mau già cỗi
Sức khỏe yếu kém dần.
Quá bâng khuâng!”

(Nguồn trích bài thơ Hãy buông bỏ của huynh trưởng Minh Lương Trương Minh Sung)

  Nhà Phật thường dạy: Muốn cho thân an trí lạc thì phải biết “buông bỏ”.

Mèn ơi! Chỉ có hai chữ mà thôi, đọc thì ai cũng có thể đọc được nhưng thực hành được hai chữ này không phải là chuyện dễ đâu nha bạn.  Bạn đang có job thơm, nhà lớn, vợ đẹp, con xinh mà bảo bạn phải buông bỏ thì “sức mấy” bạn buông bỏ cho được. Phải không bạn?

 Ngay cả khi quý vị sắp phải rời chốn duơng trần vẫn chưa chịu buông bỏ đời sống giả tạm nơi trần thế vì họ vẫn chưa muốn  chết như Steve Jobs, vị sáng lập ra công ty máy tính Apple vừa  mới từ trần ngày 10-5-2011 về bịnh ung thư, đã phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở đại học Stanford năm 2005 như sau: “Không ai muốn chết.  Ngay cả người mong được lên thiên đàng cũng không muốn chết để tới đó.  Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới.  Không ai thoát được nó”.

 Chính vì chỗ không thể buông bỏ được cho nên chúng ta vẫn phải trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi vì chúng ta không thể buông bỏ tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến của chúng ta.  Chỉ khi nào chúng ta “Ngộ” được đời là vô thường thì lúc đó, hy vọng chúng ta sẽ có thể buông bỏ từ từ những ác nghiệp đó.

 Nhưng vì không ai cũng có thể dễ dàng từ bỏ những ác nghiệp của Tham, Sân, Si được, nên cõi trần này chiến tranh vẫn tiếp tục tiếp diễn giữa quốc gia này với quốc gia khác,  giữa chủng tộc này với chủng tộc khác, giữa  chủ thuyết này với chủ thuyết khác. Chính phủ nước này vẫn muốn chiếm đoạt tài sản, đất đai của chính phủ nước khác để mở rộng biên cương lãnh thổ, để thu đoạt tài nguyên, để đàn áp diệt chủng  v..v…

Dĩ nhiên trước họa xâm lăng của ngoại bang Trung Quốc trong hiện tại, người dân nước Việt chúng ta dù đang sống ở quê nhà hay  đang sống đời viễn xứ, nếu còn yêu quê hương đất Việt, cần phải lên tiếng cho thế giới biết rõ những âm mưu thâm độc và tìm cách ngăn chặn chính sách bá quyền của Trung Quốc để cho mọi người dân  đều được sống an cư lạc nghiệp, hòa bình, hạnh phúc.

Ban chấp hành Cộng Đồng Việt Nam Oregon với thành phần đa số là những người trẻ đã “kêu gọi mọi thành phần yêu nước, trong nươớc cũng như hải ngoại, cùng đứng lên nói tiếng nói của dân tộc, của tự do, và quyền làm người.  Các giới trí thức, các giới trẻ hãy đứng lên đổi mới đất nước.”
 Chính những người bạn trẻ này đã đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình chống Trung Cộng và Việt Cộng ngày 10-15-2011 lúc 1:00 PM đến 6:00 PM tại công trường Pioneer Courthouse Square  dưới phố Portland  và kêu gọi đồng hương Việt Nam tại Portland và  các vùng phụ cận,  đồng hương các cộng đồng Seattle, Tacoma, Vancouver ở tiểu bang Washington đến tham dự cuộc biểu tình này.
 
Quý bạn sẽ được xem đầy đủ các bài tường thuật và các hình ảnh đặc biệt về cuộc biểu tình này trên các trang báo tại địa phương.
Trong phạm vi bài viết của mục MCTN này, người viết chỉ muốn nói lên những tình cảm  thiêng liêng của con người mà ai ai cũng trân quý.  Bên cạnh tình yêu lãng mạn của trai gái, tình yêu thiêng liêng của cha mẹ, gia đình, chúng ta còn có một tình yêu cao cả hơn, đó là tình yêu quê hương tổ quốc.
 Khi tổ quốc lâm nguy, bị ngoại bang xâm chiếm thì dù là bậc quân vương cao sang ngày xưa hay kẻ bình dân bá tánh ngày nay đều phải đứng lên “Đáp Lời Sông Núi và  “Phải Lên Tiếng” cho thế giới biết.
 Nếu bạn có đến tham dự ngày biểu tình ngày thứ bảy vừa qua, bạn sẽ thấy hình như con tim mình sôi động  phấn khởi khi cùng cất cao tiếng hát các bản hùng ca cùa Anh Bằng, của Trúc Hồ, của Nguyễn Đức Quang,  v..v… giữa rừng cờ vàng đang phất phới bay.

 “ĐỪNG IM TIẾNG MÀ PHẢI LÊN TIẾNG
 Khi quân thù vào cướp quê hương,
 Đoàn kết lại tiêu diệt bá quyền thâm độc vô biên.

ĐỪNG IM TIẾNG MÀ PHẢI LÊN TIẾNG
Khi quân thù giết hại dân ta.
Dòng máu Việt đã đổ chan hòa trên biển nước ta

ĐỪNG IM TIẾNG MÀ PHẢI LÊN TIẾNG
ĐỪNG IM TIẾNG MÀ PHẢI LÊN TIẾNG”

 (Nhạc Anh Bằng)

 Hay là:

«Đáp Lời Sông Núi, anh em ơi đáp lời sông núi.
 Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng
Đáp Lời Sông Núi, anh em ta đáp lời sông núi.
 Quyết bảo vệ giang san, ta thề chết cho quê hương
 Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam”.

 (Nhạc Trúc Hồ)

  Và Bạn cảm nhận rằng, con tim mình  đã nghẹn ngào xúc động  khi thấy những em bé tóc hãy còn xanh đứng phất cờ vàng nước Việt, cờ nước Mỹ  cùng với cha mẹ tóc đã hoa râm hay cùng với ông bà tóc đã bạc phơ.  Các vị bô lão của Hội Người Việt  Cao Niên Beaverton và Portland đứng sát cánh  bên nhau với các người bạn Tây Tạng,  những người đồng cảnh ngộ như chúng ta, hô to khẩu hiệu chống bá quyền Trung Quốc.

 Tôi cũng đã thấy trong đoàn biểu tình có em bé nhỏ còn ngồi trên xe đẩy, có bà nội trợ hiền lành, có cụ bô lão tóc bạc, có chàng sinh viên tuổi trẻ, có người đẹp duyên dáng, có cựu chiến sĩ oai hùng đã hăng hái tham gia diễn hành trong trật tự trên các đường phố Portland để nói lên tiếng nói của tự do, của lòng yêu quê hương đất nước. 
 Những bưóc chân Việt Nam ngày hôm nay đã đi trên khắp nẽo đường thế giới  để  báo cho mọi người biết rằng chúng tôi vẫn còn đây và chúng tôi xin cám ơn nhân dân thế giới  đã thương yêu chúng tôi và cùngchúng tôi chung sống trong hoà bình, tự do và hạnh phúc.

“Dù nhục dù vinh xin hãy hát vang lời Việt Nam.
Tựa vào lòng nhau, ơi những trái tim cùng dòng máu.
Gọi người gọi ta.  Gọi số kiếp lưu đày gần xa.
 Gọi bóng tối ngưng bài cuồng ca.
 Cho tiếng hát mơ ngày Việt Nam.”

 Và từ đấy,

“Khắp nơi trên địa cầu in dấu bước chân Việt Nam.
 Những đôi chân miệt mài, đang vuơn tới dưới ánh ban mai.”

(Nhạc Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ)

 Xin cám ơn những người bạn trẻ trong ban chấp hành CĐVNOR và tất cả những gnười tham dự buổi biểu tình ngày 10-15-2011  đã tạo một ngày có ý nghĩa về tình yêu quê hương dân tộc trong cộng đồng người Việt đang sống ở hải ngoại.
Xin cám ơn những người bạn Mỹ đã hoan hô ủng hộ tình thần của của chúng ta trong buổi diễn hành quá thành công ngày thứ bảy vừa qua.

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi)

Bài số 99 Một Cõ Yhiền Nhàn




Chào quý bạn,

Đây là bài thứ chín mươi chín của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Người viết đi làm thiện nguyện trong lớp Mẫu Giáo của cô cháu nội Mya tại trường tiểu học Montclair mỗi tuần hai ngày, mỗi ngày một giờ theo lời đề nghị của giáo viên phụ trách lớp.
 Tôi yêu trẻ thơ nên được sinh hoạt với quý vị học sinh tí hon này là tôi vui lắm vì ít ra trong tuần, tôi có hai giờ được gần gũi với Mya để xem cô nàng học hành như thế nào ở trường và được ngắm nhìn những khuông mặt thơ ngây, hồn nhiên của con nít.
Hai mươi năm sinh hoạt với các đấng nhi đồng tại các trường công lập Portland, thì việc giúp học sinh “vừa chơi vừa học”  là “nghề của nàng” rồi nên việc đi làm thiện nguyện tại trường  tiểu học Montclair chỉ là “chuyện nhỏ” mà thôi. “Smile!”

Lớp học ở Mỹ rất đầy đủ tiện nghi, đầy đủ các học cụ cần thiết. Cô giáo có toàn quyền tổ chức, dạy học trò theo phương cách riêng của mình, miễn làm sao cho học trò lảnh hội dễ dàng những lời hướng dẫn của mình, làm đúng theo lời hướng dẫn của cô giáo, tôn trọng kỷ luật học đường là được.  Dĩ nhiên là cô giáo phải theo đúng chương trình học của mỗi lớp đã được đặt ra cho toàn quốc, nhưng thầy cô giáo có thể uyển chuyển tìm thêm tài liệu, phát huy sáng kiến để dạy học trò thế nào đạt được hiệu quả cao là được rồi.
Phụ huynh học sinh ở Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con em vì nhà trường cần sự hợp tác giữa phụ huynh và học đường trong việc làm thiện nguyện ở trường và giúp đỡ con em làm bài tập ở nhà.

 Mỗi năm hai lần, phụ huynh được mời chính thức đến trường để nghe báo cáo về việc học của con em mình. Lần thứ nhất, một tháng sau ngày tựu trường để thầy cô giáo trình bày cho phụ huynh biết cần phải làm gì để giúp con em học ở trường.  Lần thứ  nhì vào cuối năm học để  báo cáo cho phụ huynh biết kết quả sau một năm học.  Đấy là chưa kể những lần họp bất thường nếu con em của quý vị có những vấn đề đặc biệt cần được giúp đỡ khác.
Phụ huynh người Mỹ đã được huấn luyện từ trước nên rất quan tâm và tham dự hầu hết các buổi họp của nhà trường. Phụ huynh Việt Nam hình như chưa quen với lề lối giáo dục ở Mỹ nên thường vắng mặt trong những buổi họp này.  Quan niệm của người Việt Nam là thích “giao khoán” việc dạy dỗ con em cho nhà trường vì vẫn nghĩ việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, chứ không phải là bổn phận của phụ huynh như từ xưa người Việt Nam đã nghĩ và đã làm qua bao thế hệ ở Việt Nam trước đây.  Quan niệm “Quân Sư Phụ” ngày xưa đã lỗi thời rồi. Ngày nay chúng ta cần phải biết tầm quan trọng của phụ huynh đối với học đường như thế nào để giúp con em học hành tiến bộ hơn là bỏ mặc con em muốn làm gì thì làm, học thế nào thì học phụ huynh không cần biết đến.
 Dù bận việc mưu sinh như thế nào, phụ huynh Việt Nam cũng cần phải đến trường nghe thầy cô báo cáo việc học của con em để biết con cháu mình cần được giúp đỡ về phương diện nào. Tại các trường học hay tại bất cứ công sở, dịch vụ nào cũng đều có thông dịch viên người Việt giúp đỡ quý vị để giúp phụ huynh hiểu rõ vấn đề.  Đừng viện cớ rằng vì không thông thạo Anh Ngữ hay bận đi làm mà phụ huynh học sinh vắng mặt trong các buổi họp quan trọng liên quan đến việc học của con em quý vị. Đây là quyền lợi và trách nhiệm của quý vị phụ huynh nơi đất Mỹ mà người viết cần phải chia sẻ với quý vị phụ huynh Việt Nam biết, nếu không, tôi cảm thấy áy náy làm sao đấy!
Có sinh hoạt trong các lớp học, tôi mới thấy có những trường hợp đáng thương hơn hơn là đáng ghét của những học sinh bị bịnh “over energy” tạm dịch là “quá năng động” (tôi không phải là bác sĩ  hay một chuyên viên tâm lý nên không biết dịch sao cho đúng nghĩa) để nói về các học sinh bị bịnh không chịu ngồi yên một chỗ, hay đi phá phách, la hét trong lớp học.
Đứa bé trai này mặt mủi sáng sủa, dễ thương nhưng không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ nghe lời hướng dẫn của cô giáo mà lại hay phá phách, la hét làm ồn trong lớp.  Có thể cậu bé này được cha mẹ nuông chiều quá độ nên muốn làm gì thì làm và cũng có thể là cậu bé bị bịnh đặc biệt, tâm trí không được bình thường.  Em bé này được cho học chung trong lớp học để được sinh hoạt bình thường như các học sinh khác, nhưng khi cậu bé phá phách quá thì lại được một cô giáo thuộc chương trình “Special Education” đến dẫn lên văn phòng ngồi ở đấy một thời gian rồi mới trả về lớp. Nếu em bé này ở Việt Nam thì đã bị thầy cô giáo ”uýnh”  hay bị khẻ tay, quỳ gối  “mệt nghỉ” vì bị xếp vào thành phần  “học trò bướng bỉnh, bất trị” hay bị cha mẹ không cho đi học vì mắc cở có con bị bịnh như thế.  Ở Mỹ thì lại khác, tất cả trẻ em đều được bình đảng trong việc giáo dục, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, bịnh tật v..v..

Nhìn cậu bé như thế, tôi thấy tội nghiệp, đáng thương cho cậu bé vô cùng vì thật ra cậu bé đâu muốn như thế đâu?  Tôi lại nghĩ lan man đến phần phúc và duyên nghiệp mà cậu phải gánh chịu và không biết tương lai của cậu bé sẽ ra sao?
 Còn biết bao nhiêu cảnh khổ khác nữa như nghèo đói cơ hàn, bịnh tật ốm đau, cuồng tâm loạn trí, nhà tan cửa nát, mất mát người thân vì thiên tai, bão lụt, chiến tranh v..v…nữa, phải không bạn?
 Khi bạn và tôi còn khoẻ mạnh, có cơm ăn áo mặc đầy đủ, tâm trí bình thường, gia đình đầy đủ thì xin hãy cảm tạ Phật Trời đã ban phước lành cho chúng ta và cũng có thể, chúng ta đã làm được nhiều chuyện phước lành trong tiền kiếp, trong quá khứ nên mới được hưởng những may mắn, thiện lành trong hiện tại. Luật nhân quả là thế đấy!

Người viết xin phép được mời quý bạn đọc những lời hay ý đẹp dưới đây để chúng ta biết rằng chúng ta là những người may mắn trong hiện tại.

 Bạn có là người may mắn không

 1.  Nếu bạn thức giấc vào buổi sáng, tươi tắn khỏe mạnh hơn là bệnh hoạn.
Bạn đã may mắn hơn cả triệu người đang hấp hối tuần này.

2.  Nếu bạn chưa hề biết đến sự hiểm nguy trong chiến trận, sự cô đơn trong ngục tối
nỗi đau đớn khi bị tra tấn, sự cào cấu của cơn đói.
Bạn đã đứng trên 20 triệu người quanh thế giới.

3.      Nếu bạn dự thánh lễ ở nhà thờ không hề sợ bị quấy nhiễu, bắt bớ, đánh đập, hay chết chóc.
 Bạn đã may mắn hơn khoảng ba tỷ người trên thế giới


 4.  Nếu bạn có thực phẩm trong tủ lạnh, quần áo trong ngăn, một mái nhà che đầu
       và một chỗ để ngủ.
Bạn đã giàu hơn 75% số người trên thế giới.

5.  Nếu bạn có tiền gởi ngân hàng, tiền trong ví, và dư dả tiền lẻ trong dĩa ở một nơi nào đó.
Bạn là một trong 8% người giàu có của thế giới.

6.  Nếu bố mẹ bạn vẫn sống và còn bên nhau,
 Bạn là người quý hiếm, nhất là trên xứ Hoa Kỳ này.

7.  Nếu bạn ngửng cao đầu với nụ cười trên nét mặt và thành thực tạ ơn,
Bạn rất may mắn vì đa số thì có thể, nhưng phần nhiều thì không.



8.   Nếu bạn có thể cầm tay ai, ôm họ hay dù chỉ vỗ vai họ.
Bạn rất may mắn vì bạn có thể chuyển được sự hàn gắn của Chúa.

9.   Nếu bạn có thể đọc thông điệp này.
Bạn đã may mắn hơn hai tỷ người trên thế giới đã không thể đọc được bất cứ điều gì.

 Bạn đã may mắn trong mọi điều mà có thể bạn chưa hề biết đến.
Sự may mắn này chỉ xảy ra nếu được chuyển tiếp liên tục.
Nếu bạn là người thụ hưởng sự may mắn này, hãy tiếp tục trở thành nguồn của sự may mắn của người khác.
 (Nguồn: Email bạn gửi)

Xin mời quý bạn đọc tiếp thêm những lời cám ơn vui vui của một người bạn có tính lạc quan dưới đây.

CÁM ƠN ĐỜI



 
Chào quý bạn,

Đây là bài thứ chín mươi chín của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Người viết đi làm thiện nguyện trong lớp Mẫu Giáo của cô cháu nội Mya tại trường tiểu học Montclair mỗi tuần hai ngày, mỗi ngày một giờ theo lời đề nghị của giáo viên phụ trách lớp.
 Tôi yêu trẻ thơ nên được sinh hoạt với quý vị học sinh tí hon này là tôi vui lắm vì ít ra trong tuần, tôi có hai giờ được gần gũi với Mya để xem cô nàng học hành như thế nào ở trường và được ngắm nhìn những khuông mặt thơ ngây, hồn nhiên của con nít.
Hai mươi năm sinh hoạt với các đấng nhi đồng tại các trường công lập Portland, thì việc giúp học sinh “vừa chơi vừa học”  là “nghề của nàng” rồi nên việc đi làm thiện nguyện tại trường  tiểu học Montclair chỉ là “chuyện nhỏ” mà thôi. “Smile!”

Lớp học ở Mỹ rất đầy đủ tiện nghi, đầy đủ các học cụ cần thiết. Cô giáo có toàn quyền tổ chức, dạy học trò theo phương cách riêng của mình, miễn làm sao cho học trò lảnh hội dễ dàng những lời hướng dẫn của mình, làm đúng theo lời hướng dẫn của cô giáo, tôn trọng kỷ luật học đường là được.  Dĩ nhiên là cô giáo phải theo đúng chương trình học của mỗi lớp đã được đặt ra cho toàn quốc, nhưng thầy cô giáo có thể uyển chuyển tìm thêm tài liệu, phát huy sáng kiến để dạy học trò thế nào đạt được hiệu quả cao là được rồi.
Phụ huynh học sinh ở Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con em vì nhà trường cần sự hợp tác giữa phụ huynh và học đường trong việc làm thiện nguyện ở trường và giúp đỡ con em làm bài tập ở nhà.

 Mỗi năm hai lần, phụ huynh được mời chính thức đến trường để nghe báo cáo về việc học của con em mình. Lần thứ nhất, một tháng sau ngày tựu trường để thầy cô giáo trình bày cho phụ huynh biết cần phải làm gì để giúp con em học ở trường.  Lần thứ  nhì vào cuối năm học để  báo cáo cho phụ huynh biết kết quả sau một năm học.  Đấy là chưa kể những lần họp bất thường nếu con em của quý vị có những vấn đề đặc biệt cần được giúp đỡ khác.
Phụ huynh người Mỹ đã được huấn luyện từ trước nên rất quan tâm và tham dự hầu hết các buổi họp của nhà trường. Phụ huynh Việt Nam hình như chưa quen với lề lối giáo dục ở Mỹ nên thường vắng mặt trong những buổi họp này.  Quan niệm của người Việt Nam là thích “giao khoán” việc dạy dỗ con em cho nhà trường vì vẫn nghĩ việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, chứ không phải là bổn phận của phụ huynh như từ xưa người Việt Nam đã nghĩ và đã làm qua bao thế hệ ở Việt Nam trước đây.  Quan niệm “Quân Sư Phụ” ngày xưa đã lỗi thời rồi. Ngày nay chúng ta cần phải biết tầm quan trọng của phụ huynh đối với học đường như thế nào để giúp con em học hành tiến bộ hơn là bỏ mặc con em muốn làm gì thì làm, học thế nào thì học phụ huynh không cần biết đến.
 Dù bận việc mưu sinh như thế nào, phụ huynh Việt Nam cũng cần phải đến trường nghe thầy cô báo cáo việc học của con em để biết con cháu mình cần được giúp đỡ về phương diện nào. Tại các trường học hay tại bất cứ công sở, dịch vụ nào cũng đều có thông dịch viên người Việt giúp đỡ quý vị để giúp phụ huynh hiểu rõ vấn đề.  Đừng viện cớ rằng vì không thông thạo Anh Ngữ hay bận đi làm mà phụ huynh học sinh vắng mặt trong các buổi họp quan trọng liên quan đến việc học của con em quý vị. Đây là quyền lợi và trách nhiệm của quý vị phụ huynh nơi đất Mỹ mà người viết cần phải chia sẻ với quý vị phụ huynh Việt Nam biết, nếu không, tôi cảm thấy áy náy làm sao đấy!
Có sinh hoạt trong các lớp học, tôi mới thấy có những trường hợp đáng thương hơn hơn là đáng ghét của những học sinh bị bịnh “over energy” tạm dịch là “quá năng động” (tôi không phải là bác sĩ  hay một chuyên viên tâm lý nên không biết dịch sao cho đúng nghĩa) để nói về các học sinh bị bịnh không chịu ngồi yên một chỗ, hay đi phá phách, la hét trong lớp học.
Đứa bé trai này mặt mủi sáng sủa, dễ thương nhưng không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ nghe lời hướng dẫn của cô giáo mà lại hay phá phách, la hét làm ồn trong lớp.  Có thể cậu bé này được cha mẹ nuông chiều quá độ nên muốn làm gì thì làm và cũng có thể là cậu bé bị bịnh đặc biệt, tâm trí không được bình thường.  Em bé này được cho học chung trong lớp học để được sinh hoạt bình thường như các học sinh khác, nhưng khi cậu bé phá phách quá thì lại được một cô giáo thuộc chương trình “Special Education” đến dẫn lên văn phòng ngồi ở đấy một thời gian rồi mới trả về lớp. Nếu em bé này ở Việt Nam thì đã bị thầy cô giáo ”uýnh”  hay bị khẻ tay, quỳ gối  “mệt nghỉ” vì bị xếp vào thành phần  “học trò bướng bỉnh, bất trị” hay bị cha mẹ không cho đi học vì mắc cở có con bị bịnh như thế.  Ở Mỹ thì lại khác, tất cả trẻ em đều được bình đảng trong việc giáo dục, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, bịnh tật v..v..

Nhìn cậu bé như thế, tôi thấy tội nghiệp, đáng thương cho cậu bé vô cùng vì thật ra cậu bé đâu muốn như thế đâu?  Tôi lại nghĩ lan man đến phần phúc và duyên nghiệp mà cậu phải gánh chịu và không biết tương lai của cậu bé sẽ ra sao?
 Còn biết bao nhiêu cảnh khổ khác nữa như nghèo đói cơ hàn, bịnh tật ốm đau, cuồng tâm loạn trí, nhà tan cửa nát, mất mát người thân vì thiên tai, bão lụt, chiến tranh v..v…nữa, phải không bạn?
 Khi bạn và tôi còn khoẻ mạnh, có cơm ăn áo mặc đầy đủ, tâm trí bình thường, gia đình đầy đủ thì xin hãy cảm tạ Phật Trời đã ban phước lành cho chúng ta và cũng có thể, chúng ta đã làm được nhiều chuyện phước lành trong tiền kiếp, trong quá khứ nên mới được hưởng những may mắn, thiện lành trong hiện tại. Luật nhân quả là thế đấy!

Người viết xin phép được mời quý bạn đọc những lời hay ý đẹp dưới đây để chúng ta biết rằng chúng ta là những người may mắn trong hiện tại.

 Bạn có là người may mắn không

 1.  Nếu bạn thức giấc vào buổi sáng, tươi tắn khỏe mạnh hơn là bệnh hoạn.
Bạn đã may mắn hơn cả triệu người đang hấp hối tuần này.

2.  Nếu bạn chưa hề biết đến sự hiểm nguy trong chiến trận, sự cô đơn trong ngục tối
nỗi đau đớn khi bị tra tấn, sự cào cấu của cơn đói.
Bạn đã đứng trên 20 triệu người quanh thế giới.

3.      Nếu bạn dự thánh lễ ở nhà thờ không hề sợ bị quấy nhiễu, bắt bớ, đánh đập, hay chết chóc.
 Bạn đã may mắn hơn khoảng ba tỷ người trên thế giới


 4.  Nếu bạn có thực phẩm trong tủ lạnh, quần áo trong ngăn, một mái nhà che đầu
       và một chỗ để ngủ.
Bạn đã giàu hơn 75% số người trên thế giới.

5.  Nếu bạn có tiền gởi ngân hàng, tiền trong ví, và dư dả tiền lẻ trong dĩa ở một nơi nào đó.
Bạn là một trong 8% người giàu có của thế giới.

6.  Nếu bố mẹ bạn vẫn sống và còn bên nhau,
 Bạn là người quý hiếm, nhất là trên xứ Hoa Kỳ này.

7.  Nếu bạn ngửng cao đầu với nụ cười trên nét mặt và thành thực tạ ơn,
Bạn rất may mắn vì đa số thì có thể, nhưng phần nhiều thì không.



8.   Nếu bạn có thể cầm tay ai, ôm họ hay dù chỉ vỗ vai họ.
Bạn rất may mắn vì bạn có thể chuyển được sự hàn gắn của Chúa.

9.   Nếu bạn có thể đọc thông điệp này.
Bạn đã may mắn hơn hai tỷ người trên thế giới đã không thể đọc được bất cứ điều gì.

 Bạn đã may mắn trong mọi điều mà có thể bạn chưa hề biết đến.
Sự may mắn này chỉ xảy ra nếu được chuyển tiếp liên tục.
Nếu bạn là người thụ hưởng sự may mắn này, hãy tiếp tục trở thành nguồn của sự may mắn của người khác.
 (Nguồn: Email bạn gửi)

Xin mời quý bạn đọc tiếp thêm những lời cám ơn vui vui của một người bạn có tính lạc quan dưới đây.

CÁM ƠN ĐỜI

Chỉ có bánh mì thịt nguội chiều nay, tôi không phiền cho rằng nàng lười nấu nướng, mà phải vui vì nàng không ra đường cặp kè với ai khác. Cảm ơn Trời, tôi vẫn còn có một người vợ tốt...
Chồng tôi cứ ngồi salon coi TV, tôi không buồn vì chàng vẫn ở nhà với tôi, thay vì ra bar nhậu nhẹt tốn tiền rồi đánh lộn, say rượu lái xe. Cảm ơn Trời tôi vẫn còn người chồng tốt. Con gái tôi cằn nhằn vì bị bắt rửa chén. Tui không phiền vì nó vẫn còn là đứa con ngoan không ra đường lêu lỏng.
Tôi bị đóng thuế nhiều, nhưng không phiền vì điều đó chứng tỏ là tôi còn việc làm khi kẻ khác phải thất nghiệp.
 Sau buổi tiệc tại nhà khi các bạn đã ra về tôi phải cực nhọc lau chùi, nhưng vui vì tôi có được một vòng rào bạn hữu.
Quần áo lúc này hơi chật, nhưng tôi không than phiền vì điều đó có nghĩa là tôi được no nê, sung túc.
Đi giữa trời đứng bóng nóng nực tôi không buồn phiền vì được sống thong thả tự do dưới ánh mặt trời.
Sân cỏ cần được cắt, cửa sổ cần được lau chùi và bao nhiêu công việc nhà đang chờ đợi nhưng tôi không phiền lòng than thở vì tôi vẫn còn được một mái nhà cho gia đình mình. Bãi đậu xe chật ních, tôi chỉ tìm được một chỗ đậu xa lắc xa lơ, nhưng vui vì mình còn có một cái xe để di chuyển, và còn mạnh khỏe để đi bộ
 Tiền điện mùa đông này cao quá, nhưng tôi không than thở vì tôi vẫn còn được sưởi ấm, so với những người phải sống trong giá lạnh. 

Ở trong nhà thờ, cái bà đứng sau tôi hát sai điệu nhạc hết trơn nhưng tôi không lấy làm phiền vì thính giác của mình vẫn còn tốt trong khi kẻ khác không còn khả năng nghe được. 
Đồ đạc quần áo chất đống để chờ tôi giặt, ủi, nhưng tôi không phiền vì mình vẫn còn có nhiều quần áo để mặc. 

 Sau một ngày làm việc tôi mệt mỏi và đau nhức các bắp thịt, nhưng tôi vui vì mình vẫn còn có khả năng làm được những việc nặng nhọc. 
 Buổi sáng ngủ ngon mà bị đồng hồ báo thức, đáng lẽ phải càu nhàu, nhưng tôi vui vì biết mình còn sống.
(Nguồn: sưu tầm trên internet)

 Người viết thích cái tính lạc quan, yêu đời của tác giả bài viết dí dỏm này vì đã đem lại cho tôi những phút vui trong giây phút hiện tại. Bạn thì sao?

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi)

Bái số 98 Một Cõi Thiền Nhàn


Chào quý bạn,

Đây là bài thứ chín mươi tám của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

 Trong thời gian gần đây người viết đã đi tham dự nhiều buổi cơm chay gây quỹ của các chùa.  Nhìn các Phật tử đã phát tâm lo việc nấu nướng những thức ăn chay ngon lành bổ dưỡng, lắng nghe các ca sĩ  chuyên nghiệp hay tài tử địa phương “hát chùa” để giúp vui văn nghệ, thấy các Phật tử tham gia ủng hộ các buổi tiệc gây quỹ vui mừng hớn hở vì nghĩ mình cũng đã “góp phần công đức” giúp chùa (kẻ góp công, người góp của), người viết cũng thấy vui trong lòng một ít. 
 Người viết không có đi chùa thường xuyên nhưng lúc nào cũng tán thán công đức những người làm việc thiện nguyện tại các chùa với cái tâm vô vị lợi vì ít ra trong những lúc bạn bận rộn việc Phật sự như thế, bạn đã chia sẻ cái tâm từ bi hoan hỷ đến với mọi người nên bạn không có thì giờ để nghĩ đến những việc ác khác.  Đó là một việc làm tốt lành.

 Người viết vẫn thường tâm niệm rằng: Một xã hội nếu xây thêm được một trường học cho tuổi trẻ, thành lập thêm được một nhà dưỡng lão cho tuổi già, cất thêm được một ngôi chùa hay một  ngôi giáo đường cho nhiều người tu học, bắt thêm được một nhịp cầu, một con đường cho thiên hạ qua lại, thì vẫn tốt hơn là xây thêm một tòa án, một nhà tù, một lò nguyên tử phục vụ chiến tranh.  Bạn có đồng ý hay chăng?
 Khi chúng ta đi cúng chùa, làm được một việc thiện phước lành tức là chúng ta đang tu tập học hạnh bố thí mà chư Phật đã dạy. Theo nghĩa thông thường, thì bố thí cũng là một hình thức giúp đỡ (bố thí tài vật, bố thí pháp ngữ  v..v…) tạo một ân phước nào đó đối với người nhận, nghĩa là trong việc này có kẻ cho và có người nhận.
 Người xưa thường dạy “thi ân bất cầu báo”.  Dù là bậc tăng già, cư sĩ hay đại chúng bình thường, khi đã thực tâm thực hành hạnh bố thí thì đừng mong cầu một sự cám ơn nơi người nhận mà đôi khi chúng ta cần phải cám ơn người nhận vì chính nhờ có người nhận nên người cho mới có thể thực hành sự bố thí đó được như trong câu chuyện  mà người viết sưu tầm được trong 101 chuyện Thiền do Trần Đình Hoành dịch và bình dưới đây:


Lúc Seisetsu giảng dạy tại chùa Engaku ở Kamakura, thiền sư cần phòng ốc rộng hơn, vì nơi giảng dạy của thầy đã quá chật. Umezu Seibei, một thương gia ở Edo, quyết định là sẽ tặng 500 đồng vàng, gọi là ryo, vào việc xây trường rộng thêm. Umeza mang tiền đến cho thiền sư.
Seisetsu nói: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.”
Umezu trao bao vàng cho Seisetsu, nhưng không hài lòng với thái độ của thiền sư. Một người có thể sống cả năm với chỉ 3 ryo, nhưng thương gia này không nhận được cả một tiếng cám ơn.
“Trong bao đó có 500 ryo,” Umezu nhắc khéo.
“Anh đã nói cho tôi biết rồi,” Seisetsu trả lời.
“Dù tôi là một thương gia giàu có, 500 ryo vẫn là rất nhiều tiền,” Umezu nói.
“Anh muốn tôi cám ơn anh?” Seisetsi hỏi.
“Thầy nên làm vậy,” Umezu trả lời.
“Tại sao tôi nên cám ơn?” Seisetsu thắc mắc. “Người cho nên cám ơn.”
.
Bình:

• Bố thí là một thực hành lớn trong nhà Phật. Con đường Bồ-tát (Bồ Tát Đạo) có 6 nhánh qua sông (lục độ ba-la-mật), tức là sáu phương cách thực hành (“hạnh”) để đến giác ngộ, trong đó Bố thí là “hạnh” đầu tiên–Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Cho đi cái mình có là cách đương nhiên nhất để thực hành “vô ngã” (“không có cái tôi”).
• Bố thí thế nào? Kinh Kim Cang, đoạn 4 viết: “Bồ tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đề, Bồ tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ lường.”

Câu này có nhiều tầng triết l‎ý rất sâu xa, tuy nhiên nói giản dị theo cách sống hàng ngày của chúng ta thì câu này có thể hiểu là bố thí mà chẳng cầu gì cả, chẳng để được thấy tên mình trong danh sách (sắc), hay nghe được tên mình (thanh), hay tiếng tăm lừng lẫy của mình (hương), hay để nếm vị vinh quang của mình (vị), hay sờ được tên mình khắc trên bia đá (xúc), hay vì bất kỳ điều gì trong vũ trụ (pháp).
Bố thí với một tâm hoàn toàn rỗng lặng. Ngay cả dùng đạo pháp làm chủ đích của bố thí cũng không. Đoạn 14, Kinh Kim Cang viết: “Nếu Bồ-tát trụ nơi pháp mà làm việc bố thí thì ắt như người vào trong tối không thể thấy. Nếu Bồ-tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi, thấy các thứ hình sắc.”
(Ghi chú: Bố thí không vì mình mà vì đạo pháp thì hay lắm rồi, vẫn hơn không. Nhưng bố thí mà vượt qua được cả tầng “vì đạo pháp” này mới là chân ngộ của Bồ tát).
Bố thí tự nhiên như hít thở. Bố thí tự nhiên như khát nước thì uống nước mà chẳng hề suy nghĩ gì. Đó mới là bố thí hạnh của Bồ-tát.
• Đương nhiên là bố thí mà cần cám ơn như Umezu là không nên rồi. Và đương nhiên là một câu cám ơn cũng chẳng tốn công gì mà thiền sư Seisetsu lại không thể nói một tiếng cho vui vẻ cả làng. Nhưng, có lẽ là thiền sư biết tâm tính Umezu và cố tình im lặng để dạy cho Umezu một bài học về Phật pháp.
• Nhưng tại sao thiền sư nói “Người cho nên cám ơn”?
Thưa, vì bố thí là hạnh Bồ tát, mà muốn thực hành hạnh này thì phải có người nhận. Nếu không có người nhận thì không thể làm việc bố thí được. Mang tiền ra vất ngoài sa mạc không phải là bố thí. Cho nên, người cho phải cám ơn người nhận đã tạo cho mình một cơ hội để thực hành hạnh bố thí.
Chú ý, câu đầu tiên thiền sư nói khi Umezu mang tiền vào: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.” Tức là, tôi cho chú cơ hội làm việc bố thí.
• Không nên xem đây là một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai người, Umezu và thiền sư, xem ai thắng.
Đa số mọi người trong chúng ta đều như Umezu, đều muốn nghe cám ơn khi bố thí–không những cám ơn mà còn phải cám ơn trên radio, TV, báo chí, Internet thì mới hả dạ. Umezu chẳng ai xa lạ hơn là cái tôi của mỗi người chúng ta.
Nhưng điều chúng ta không biết, và thiền sư Seisetsu muốn dạy, là: Người cho phải cám ơn người nhận.
( Nguồn: 101 Chuyện Thiền- Trần Đình Hoành dịch và bình)
 Với lòng từ bi và bình đẳng, Đức Phật cũng đã dạy cho các tăng chúng cần phải biết rằng: Với lòng kính ngưỡng Phật Pháp  thì việc cúng dường hai lít dầu thắp đèn của một bà lão nghèo nàn cũng có công đức ngang hàng như việc cúng dường hàng vạn ngọc ngà châu báu của vua Lương Võ Đế. Vì vậy chúng ta không nên phân biệt kẻ giàu sang quyền quý hay người cơ cực bần hàn trong việc tu tập công đức hay làm chuyện thiện lành.  Bạn đồng ý chứ?

 Đồng thời bây giờ nhiều ngưuời thường hay nói về lợi ích của sự tu tập thiền định. Người viết xin được chia sẻ một kinh nghiệm quý báu về đề tài Thiền và sức khỏe trong bài viết được chuyển gửi qua email của một người bạn đồng môn của người viết. Xin mời bạn đọc theo dõi.

 Thiền, Stroke, Và Trái Tim...

“…. Cách đây vài năm, khi tôi đang còn chủ trương một chương trình có tính cách thiện nguyện và phải trang trải và chi tiêu rất nhiều cho chương trình này, trong khi không có sự trợ giúp nào từ phía chính phủ cả, tôi đã suýt bị “stroke” và chấm dứt cuộc đời ở đây, nếu không có Thiền.

Buổi tối hôm đó, tôi đang ngồi ở nhà, lo lắng khủng khiếp về số tiền mà mình phải chi gấp cho tiền nhà, tiền điện thoại, cũng như một số tiền linh tinh khác hầu giữ cho chương trình được tiếp tục, bất ngờ tay chân tôi tự nhiên rung giật khác thường. Mới đầu là run nhẹ, sau giật liên hồi, không kiểm soát được nữa. Bắp thịt miệng tôi cũng giật luôn. Tôi hốt hoảng, cố gọi người con trai bằng một loại âm thanh đứt quãng của mình. May mắn cho tôi là anh con trai tôi vừa đi ngang qua, nhìn thấy tôi đang rung giật, vội gọi cậu em và hai anh em hốt hoảng chở tôi vào ngay bệnh viện UCI cấp cứu.


Ngay lúc đó, tôi cố gắng kiềm chế không cho tay chân rung giật, nhưng cơ thể tôi đã bắt đầu bất tuân lệnh, tôi đành chấp nhận các cơn run rẩy liên tục. May mắn cho tôi là trí óc còn tỉnh táo. Trong tình hình nguy kịch ấy, tôi chợt nhớ đến Thiền ! Tôi nghĩ chỉ còn phương cách này mà thôi, vì từ nhà đến bệnh viện, khiêng ra khiêng vào cũng bao nhiêu phút, có thể từ liệt đến chết. Nhớ đến điều đó, tôi bình tĩnh ngay và bắt đầu hít thở thật dài, thật sâu. Tôi nhắm mắt lại, mặc cho hai ông con trai lo bế ra xe, nổ máy và chạy đi, tôi chỉ tập trung tư tưởng, và hít thở theo Thiền. Từ từ hít vào bằng mũi, theo dõi hơi thở mình tới bụng, ngưng lại ba giây (đếm thầm 1,2,3), rồi từ từ thở ra, cũng thật chậm. Tôi cứ làm thế, không màng đến ngoại cảnh, chỉ trừ khi bác sĩ hỏi vài câu hỏi thì trả lời, sau đó, thì mặc họ, chụp phim X-Ray tại chỗ, rồi qua MRI, rồi siêu âm, chích nước biển… Cứ xong một việc, tôi lại nhắm mắt, hít thở. Suốt đêm như vậy, tôi không suy nghĩ gì, để cho óc não thoải mái, không tạp niệm, không run sợ, không lo âu, không phỏng đoán bất cứ điều gì. Trong óc tôi, chỉ có một tư tưởng  chạy qua chạy lại: “Bình tĩnh, không nghĩ gì hết, tập trung tư tưởng hít thở. Hít vào…. Nén hơi, 1,2,3… Thở ra… Hít vào….”

Cứ thế, tôi dần dần đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng (một phần có lẽ (?) bệnh viện cho tôi thuốc ngủ chăng?) Đến nửa đêm tỉnh giấc, tôi lại tiếp tục hít thở.. Hít vào… thở ra… trong khi tay chân vẫn để xuôi thẳng theo thân người. Rồi lại ngủ. Đến sáng hôm sau, khoảng 11 giờ, thì bác sĩ trực đến, cho tôi biết là chẳng có gì quan trọng cả, chỉ là một cơn “stroke” nhẹ, đã qua khỏi rồi. Tôi hỏi ý kiến ông về việc tôi hít thở, tập trung tư tưởng, hít vào, nén hơi, rồi xả ra.. Ông bác sĩ người Mỹ giật mình, nhìn tôi: “A! Tôi biết rồi! Ông làm đúng đó! Ông đã Thiền để tự cứu mạng mình! Nếu ông không làm như thế, thì bây giờ ông đã gặp khó khăn rồi!” Bác sĩ còn cho biết cơn “light stroke” (Xuất huyết não nhẹ) đến trước, báo động cho cơ thể biết là nó sắp tấn công cơn thứ hai, mạnh hơn và đưa đến tử vong hoặc bại liệt! Nếu tôi tiếp tục lo lắng, sợ hãi, không biết Thiền thì nhất định một cơn nữa sẽ dứt điểm!
Sau này, tôi đọc trên internet, thấy có lời khuyên của các Y Sĩ là khi có cảm giác sắp bị “nhồi máu cơ tim” (heart attack), thì việc đầu tiên cũng là ho vài cái rồi hít thở thật sâu và thật dài, tối thiểu 10 lần sẽ cứu được mạng….”
 ( Nguồn:  Trích trong email của anh Chu Tất Tiến chuyển gửi đến bạn bè. Xin cám ơn anh CTT)

 Hy vọng rằng những lời chia sẻ tâm tình hôm nay của người viết sẽ đem lại cho quý bạn một chút niềm vui nho nhỏ trong ngày.
Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn
 
Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi)