Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Bài số 99 Một Cõ Yhiền Nhàn




Chào quý bạn,

Đây là bài thứ chín mươi chín của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Người viết đi làm thiện nguyện trong lớp Mẫu Giáo của cô cháu nội Mya tại trường tiểu học Montclair mỗi tuần hai ngày, mỗi ngày một giờ theo lời đề nghị của giáo viên phụ trách lớp.
 Tôi yêu trẻ thơ nên được sinh hoạt với quý vị học sinh tí hon này là tôi vui lắm vì ít ra trong tuần, tôi có hai giờ được gần gũi với Mya để xem cô nàng học hành như thế nào ở trường và được ngắm nhìn những khuông mặt thơ ngây, hồn nhiên của con nít.
Hai mươi năm sinh hoạt với các đấng nhi đồng tại các trường công lập Portland, thì việc giúp học sinh “vừa chơi vừa học”  là “nghề của nàng” rồi nên việc đi làm thiện nguyện tại trường  tiểu học Montclair chỉ là “chuyện nhỏ” mà thôi. “Smile!”

Lớp học ở Mỹ rất đầy đủ tiện nghi, đầy đủ các học cụ cần thiết. Cô giáo có toàn quyền tổ chức, dạy học trò theo phương cách riêng của mình, miễn làm sao cho học trò lảnh hội dễ dàng những lời hướng dẫn của mình, làm đúng theo lời hướng dẫn của cô giáo, tôn trọng kỷ luật học đường là được.  Dĩ nhiên là cô giáo phải theo đúng chương trình học của mỗi lớp đã được đặt ra cho toàn quốc, nhưng thầy cô giáo có thể uyển chuyển tìm thêm tài liệu, phát huy sáng kiến để dạy học trò thế nào đạt được hiệu quả cao là được rồi.
Phụ huynh học sinh ở Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con em vì nhà trường cần sự hợp tác giữa phụ huynh và học đường trong việc làm thiện nguyện ở trường và giúp đỡ con em làm bài tập ở nhà.

 Mỗi năm hai lần, phụ huynh được mời chính thức đến trường để nghe báo cáo về việc học của con em mình. Lần thứ nhất, một tháng sau ngày tựu trường để thầy cô giáo trình bày cho phụ huynh biết cần phải làm gì để giúp con em học ở trường.  Lần thứ  nhì vào cuối năm học để  báo cáo cho phụ huynh biết kết quả sau một năm học.  Đấy là chưa kể những lần họp bất thường nếu con em của quý vị có những vấn đề đặc biệt cần được giúp đỡ khác.
Phụ huynh người Mỹ đã được huấn luyện từ trước nên rất quan tâm và tham dự hầu hết các buổi họp của nhà trường. Phụ huynh Việt Nam hình như chưa quen với lề lối giáo dục ở Mỹ nên thường vắng mặt trong những buổi họp này.  Quan niệm của người Việt Nam là thích “giao khoán” việc dạy dỗ con em cho nhà trường vì vẫn nghĩ việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, chứ không phải là bổn phận của phụ huynh như từ xưa người Việt Nam đã nghĩ và đã làm qua bao thế hệ ở Việt Nam trước đây.  Quan niệm “Quân Sư Phụ” ngày xưa đã lỗi thời rồi. Ngày nay chúng ta cần phải biết tầm quan trọng của phụ huynh đối với học đường như thế nào để giúp con em học hành tiến bộ hơn là bỏ mặc con em muốn làm gì thì làm, học thế nào thì học phụ huynh không cần biết đến.
 Dù bận việc mưu sinh như thế nào, phụ huynh Việt Nam cũng cần phải đến trường nghe thầy cô báo cáo việc học của con em để biết con cháu mình cần được giúp đỡ về phương diện nào. Tại các trường học hay tại bất cứ công sở, dịch vụ nào cũng đều có thông dịch viên người Việt giúp đỡ quý vị để giúp phụ huynh hiểu rõ vấn đề.  Đừng viện cớ rằng vì không thông thạo Anh Ngữ hay bận đi làm mà phụ huynh học sinh vắng mặt trong các buổi họp quan trọng liên quan đến việc học của con em quý vị. Đây là quyền lợi và trách nhiệm của quý vị phụ huynh nơi đất Mỹ mà người viết cần phải chia sẻ với quý vị phụ huynh Việt Nam biết, nếu không, tôi cảm thấy áy náy làm sao đấy!
Có sinh hoạt trong các lớp học, tôi mới thấy có những trường hợp đáng thương hơn hơn là đáng ghét của những học sinh bị bịnh “over energy” tạm dịch là “quá năng động” (tôi không phải là bác sĩ  hay một chuyên viên tâm lý nên không biết dịch sao cho đúng nghĩa) để nói về các học sinh bị bịnh không chịu ngồi yên một chỗ, hay đi phá phách, la hét trong lớp học.
Đứa bé trai này mặt mủi sáng sủa, dễ thương nhưng không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ nghe lời hướng dẫn của cô giáo mà lại hay phá phách, la hét làm ồn trong lớp.  Có thể cậu bé này được cha mẹ nuông chiều quá độ nên muốn làm gì thì làm và cũng có thể là cậu bé bị bịnh đặc biệt, tâm trí không được bình thường.  Em bé này được cho học chung trong lớp học để được sinh hoạt bình thường như các học sinh khác, nhưng khi cậu bé phá phách quá thì lại được một cô giáo thuộc chương trình “Special Education” đến dẫn lên văn phòng ngồi ở đấy một thời gian rồi mới trả về lớp. Nếu em bé này ở Việt Nam thì đã bị thầy cô giáo ”uýnh”  hay bị khẻ tay, quỳ gối  “mệt nghỉ” vì bị xếp vào thành phần  “học trò bướng bỉnh, bất trị” hay bị cha mẹ không cho đi học vì mắc cở có con bị bịnh như thế.  Ở Mỹ thì lại khác, tất cả trẻ em đều được bình đảng trong việc giáo dục, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, bịnh tật v..v..

Nhìn cậu bé như thế, tôi thấy tội nghiệp, đáng thương cho cậu bé vô cùng vì thật ra cậu bé đâu muốn như thế đâu?  Tôi lại nghĩ lan man đến phần phúc và duyên nghiệp mà cậu phải gánh chịu và không biết tương lai của cậu bé sẽ ra sao?
 Còn biết bao nhiêu cảnh khổ khác nữa như nghèo đói cơ hàn, bịnh tật ốm đau, cuồng tâm loạn trí, nhà tan cửa nát, mất mát người thân vì thiên tai, bão lụt, chiến tranh v..v…nữa, phải không bạn?
 Khi bạn và tôi còn khoẻ mạnh, có cơm ăn áo mặc đầy đủ, tâm trí bình thường, gia đình đầy đủ thì xin hãy cảm tạ Phật Trời đã ban phước lành cho chúng ta và cũng có thể, chúng ta đã làm được nhiều chuyện phước lành trong tiền kiếp, trong quá khứ nên mới được hưởng những may mắn, thiện lành trong hiện tại. Luật nhân quả là thế đấy!

Người viết xin phép được mời quý bạn đọc những lời hay ý đẹp dưới đây để chúng ta biết rằng chúng ta là những người may mắn trong hiện tại.

 Bạn có là người may mắn không

 1.  Nếu bạn thức giấc vào buổi sáng, tươi tắn khỏe mạnh hơn là bệnh hoạn.
Bạn đã may mắn hơn cả triệu người đang hấp hối tuần này.

2.  Nếu bạn chưa hề biết đến sự hiểm nguy trong chiến trận, sự cô đơn trong ngục tối
nỗi đau đớn khi bị tra tấn, sự cào cấu của cơn đói.
Bạn đã đứng trên 20 triệu người quanh thế giới.

3.      Nếu bạn dự thánh lễ ở nhà thờ không hề sợ bị quấy nhiễu, bắt bớ, đánh đập, hay chết chóc.
 Bạn đã may mắn hơn khoảng ba tỷ người trên thế giới


 4.  Nếu bạn có thực phẩm trong tủ lạnh, quần áo trong ngăn, một mái nhà che đầu
       và một chỗ để ngủ.
Bạn đã giàu hơn 75% số người trên thế giới.

5.  Nếu bạn có tiền gởi ngân hàng, tiền trong ví, và dư dả tiền lẻ trong dĩa ở một nơi nào đó.
Bạn là một trong 8% người giàu có của thế giới.

6.  Nếu bố mẹ bạn vẫn sống và còn bên nhau,
 Bạn là người quý hiếm, nhất là trên xứ Hoa Kỳ này.

7.  Nếu bạn ngửng cao đầu với nụ cười trên nét mặt và thành thực tạ ơn,
Bạn rất may mắn vì đa số thì có thể, nhưng phần nhiều thì không.



8.   Nếu bạn có thể cầm tay ai, ôm họ hay dù chỉ vỗ vai họ.
Bạn rất may mắn vì bạn có thể chuyển được sự hàn gắn của Chúa.

9.   Nếu bạn có thể đọc thông điệp này.
Bạn đã may mắn hơn hai tỷ người trên thế giới đã không thể đọc được bất cứ điều gì.

 Bạn đã may mắn trong mọi điều mà có thể bạn chưa hề biết đến.
Sự may mắn này chỉ xảy ra nếu được chuyển tiếp liên tục.
Nếu bạn là người thụ hưởng sự may mắn này, hãy tiếp tục trở thành nguồn của sự may mắn của người khác.
 (Nguồn: Email bạn gửi)

Xin mời quý bạn đọc tiếp thêm những lời cám ơn vui vui của một người bạn có tính lạc quan dưới đây.

CÁM ƠN ĐỜI



 
Chào quý bạn,

Đây là bài thứ chín mươi chín của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Người viết đi làm thiện nguyện trong lớp Mẫu Giáo của cô cháu nội Mya tại trường tiểu học Montclair mỗi tuần hai ngày, mỗi ngày một giờ theo lời đề nghị của giáo viên phụ trách lớp.
 Tôi yêu trẻ thơ nên được sinh hoạt với quý vị học sinh tí hon này là tôi vui lắm vì ít ra trong tuần, tôi có hai giờ được gần gũi với Mya để xem cô nàng học hành như thế nào ở trường và được ngắm nhìn những khuông mặt thơ ngây, hồn nhiên của con nít.
Hai mươi năm sinh hoạt với các đấng nhi đồng tại các trường công lập Portland, thì việc giúp học sinh “vừa chơi vừa học”  là “nghề của nàng” rồi nên việc đi làm thiện nguyện tại trường  tiểu học Montclair chỉ là “chuyện nhỏ” mà thôi. “Smile!”

Lớp học ở Mỹ rất đầy đủ tiện nghi, đầy đủ các học cụ cần thiết. Cô giáo có toàn quyền tổ chức, dạy học trò theo phương cách riêng của mình, miễn làm sao cho học trò lảnh hội dễ dàng những lời hướng dẫn của mình, làm đúng theo lời hướng dẫn của cô giáo, tôn trọng kỷ luật học đường là được.  Dĩ nhiên là cô giáo phải theo đúng chương trình học của mỗi lớp đã được đặt ra cho toàn quốc, nhưng thầy cô giáo có thể uyển chuyển tìm thêm tài liệu, phát huy sáng kiến để dạy học trò thế nào đạt được hiệu quả cao là được rồi.
Phụ huynh học sinh ở Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con em vì nhà trường cần sự hợp tác giữa phụ huynh và học đường trong việc làm thiện nguyện ở trường và giúp đỡ con em làm bài tập ở nhà.

 Mỗi năm hai lần, phụ huynh được mời chính thức đến trường để nghe báo cáo về việc học của con em mình. Lần thứ nhất, một tháng sau ngày tựu trường để thầy cô giáo trình bày cho phụ huynh biết cần phải làm gì để giúp con em học ở trường.  Lần thứ  nhì vào cuối năm học để  báo cáo cho phụ huynh biết kết quả sau một năm học.  Đấy là chưa kể những lần họp bất thường nếu con em của quý vị có những vấn đề đặc biệt cần được giúp đỡ khác.
Phụ huynh người Mỹ đã được huấn luyện từ trước nên rất quan tâm và tham dự hầu hết các buổi họp của nhà trường. Phụ huynh Việt Nam hình như chưa quen với lề lối giáo dục ở Mỹ nên thường vắng mặt trong những buổi họp này.  Quan niệm của người Việt Nam là thích “giao khoán” việc dạy dỗ con em cho nhà trường vì vẫn nghĩ việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, chứ không phải là bổn phận của phụ huynh như từ xưa người Việt Nam đã nghĩ và đã làm qua bao thế hệ ở Việt Nam trước đây.  Quan niệm “Quân Sư Phụ” ngày xưa đã lỗi thời rồi. Ngày nay chúng ta cần phải biết tầm quan trọng của phụ huynh đối với học đường như thế nào để giúp con em học hành tiến bộ hơn là bỏ mặc con em muốn làm gì thì làm, học thế nào thì học phụ huynh không cần biết đến.
 Dù bận việc mưu sinh như thế nào, phụ huynh Việt Nam cũng cần phải đến trường nghe thầy cô báo cáo việc học của con em để biết con cháu mình cần được giúp đỡ về phương diện nào. Tại các trường học hay tại bất cứ công sở, dịch vụ nào cũng đều có thông dịch viên người Việt giúp đỡ quý vị để giúp phụ huynh hiểu rõ vấn đề.  Đừng viện cớ rằng vì không thông thạo Anh Ngữ hay bận đi làm mà phụ huynh học sinh vắng mặt trong các buổi họp quan trọng liên quan đến việc học của con em quý vị. Đây là quyền lợi và trách nhiệm của quý vị phụ huynh nơi đất Mỹ mà người viết cần phải chia sẻ với quý vị phụ huynh Việt Nam biết, nếu không, tôi cảm thấy áy náy làm sao đấy!
Có sinh hoạt trong các lớp học, tôi mới thấy có những trường hợp đáng thương hơn hơn là đáng ghét của những học sinh bị bịnh “over energy” tạm dịch là “quá năng động” (tôi không phải là bác sĩ  hay một chuyên viên tâm lý nên không biết dịch sao cho đúng nghĩa) để nói về các học sinh bị bịnh không chịu ngồi yên một chỗ, hay đi phá phách, la hét trong lớp học.
Đứa bé trai này mặt mủi sáng sủa, dễ thương nhưng không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ nghe lời hướng dẫn của cô giáo mà lại hay phá phách, la hét làm ồn trong lớp.  Có thể cậu bé này được cha mẹ nuông chiều quá độ nên muốn làm gì thì làm và cũng có thể là cậu bé bị bịnh đặc biệt, tâm trí không được bình thường.  Em bé này được cho học chung trong lớp học để được sinh hoạt bình thường như các học sinh khác, nhưng khi cậu bé phá phách quá thì lại được một cô giáo thuộc chương trình “Special Education” đến dẫn lên văn phòng ngồi ở đấy một thời gian rồi mới trả về lớp. Nếu em bé này ở Việt Nam thì đã bị thầy cô giáo ”uýnh”  hay bị khẻ tay, quỳ gối  “mệt nghỉ” vì bị xếp vào thành phần  “học trò bướng bỉnh, bất trị” hay bị cha mẹ không cho đi học vì mắc cở có con bị bịnh như thế.  Ở Mỹ thì lại khác, tất cả trẻ em đều được bình đảng trong việc giáo dục, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, bịnh tật v..v..

Nhìn cậu bé như thế, tôi thấy tội nghiệp, đáng thương cho cậu bé vô cùng vì thật ra cậu bé đâu muốn như thế đâu?  Tôi lại nghĩ lan man đến phần phúc và duyên nghiệp mà cậu phải gánh chịu và không biết tương lai của cậu bé sẽ ra sao?
 Còn biết bao nhiêu cảnh khổ khác nữa như nghèo đói cơ hàn, bịnh tật ốm đau, cuồng tâm loạn trí, nhà tan cửa nát, mất mát người thân vì thiên tai, bão lụt, chiến tranh v..v…nữa, phải không bạn?
 Khi bạn và tôi còn khoẻ mạnh, có cơm ăn áo mặc đầy đủ, tâm trí bình thường, gia đình đầy đủ thì xin hãy cảm tạ Phật Trời đã ban phước lành cho chúng ta và cũng có thể, chúng ta đã làm được nhiều chuyện phước lành trong tiền kiếp, trong quá khứ nên mới được hưởng những may mắn, thiện lành trong hiện tại. Luật nhân quả là thế đấy!

Người viết xin phép được mời quý bạn đọc những lời hay ý đẹp dưới đây để chúng ta biết rằng chúng ta là những người may mắn trong hiện tại.

 Bạn có là người may mắn không

 1.  Nếu bạn thức giấc vào buổi sáng, tươi tắn khỏe mạnh hơn là bệnh hoạn.
Bạn đã may mắn hơn cả triệu người đang hấp hối tuần này.

2.  Nếu bạn chưa hề biết đến sự hiểm nguy trong chiến trận, sự cô đơn trong ngục tối
nỗi đau đớn khi bị tra tấn, sự cào cấu của cơn đói.
Bạn đã đứng trên 20 triệu người quanh thế giới.

3.      Nếu bạn dự thánh lễ ở nhà thờ không hề sợ bị quấy nhiễu, bắt bớ, đánh đập, hay chết chóc.
 Bạn đã may mắn hơn khoảng ba tỷ người trên thế giới


 4.  Nếu bạn có thực phẩm trong tủ lạnh, quần áo trong ngăn, một mái nhà che đầu
       và một chỗ để ngủ.
Bạn đã giàu hơn 75% số người trên thế giới.

5.  Nếu bạn có tiền gởi ngân hàng, tiền trong ví, và dư dả tiền lẻ trong dĩa ở một nơi nào đó.
Bạn là một trong 8% người giàu có của thế giới.

6.  Nếu bố mẹ bạn vẫn sống và còn bên nhau,
 Bạn là người quý hiếm, nhất là trên xứ Hoa Kỳ này.

7.  Nếu bạn ngửng cao đầu với nụ cười trên nét mặt và thành thực tạ ơn,
Bạn rất may mắn vì đa số thì có thể, nhưng phần nhiều thì không.



8.   Nếu bạn có thể cầm tay ai, ôm họ hay dù chỉ vỗ vai họ.
Bạn rất may mắn vì bạn có thể chuyển được sự hàn gắn của Chúa.

9.   Nếu bạn có thể đọc thông điệp này.
Bạn đã may mắn hơn hai tỷ người trên thế giới đã không thể đọc được bất cứ điều gì.

 Bạn đã may mắn trong mọi điều mà có thể bạn chưa hề biết đến.
Sự may mắn này chỉ xảy ra nếu được chuyển tiếp liên tục.
Nếu bạn là người thụ hưởng sự may mắn này, hãy tiếp tục trở thành nguồn của sự may mắn của người khác.
 (Nguồn: Email bạn gửi)

Xin mời quý bạn đọc tiếp thêm những lời cám ơn vui vui của một người bạn có tính lạc quan dưới đây.

CÁM ƠN ĐỜI

Chỉ có bánh mì thịt nguội chiều nay, tôi không phiền cho rằng nàng lười nấu nướng, mà phải vui vì nàng không ra đường cặp kè với ai khác. Cảm ơn Trời, tôi vẫn còn có một người vợ tốt...
Chồng tôi cứ ngồi salon coi TV, tôi không buồn vì chàng vẫn ở nhà với tôi, thay vì ra bar nhậu nhẹt tốn tiền rồi đánh lộn, say rượu lái xe. Cảm ơn Trời tôi vẫn còn người chồng tốt. Con gái tôi cằn nhằn vì bị bắt rửa chén. Tui không phiền vì nó vẫn còn là đứa con ngoan không ra đường lêu lỏng.
Tôi bị đóng thuế nhiều, nhưng không phiền vì điều đó chứng tỏ là tôi còn việc làm khi kẻ khác phải thất nghiệp.
 Sau buổi tiệc tại nhà khi các bạn đã ra về tôi phải cực nhọc lau chùi, nhưng vui vì tôi có được một vòng rào bạn hữu.
Quần áo lúc này hơi chật, nhưng tôi không than phiền vì điều đó có nghĩa là tôi được no nê, sung túc.
Đi giữa trời đứng bóng nóng nực tôi không buồn phiền vì được sống thong thả tự do dưới ánh mặt trời.
Sân cỏ cần được cắt, cửa sổ cần được lau chùi và bao nhiêu công việc nhà đang chờ đợi nhưng tôi không phiền lòng than thở vì tôi vẫn còn được một mái nhà cho gia đình mình. Bãi đậu xe chật ních, tôi chỉ tìm được một chỗ đậu xa lắc xa lơ, nhưng vui vì mình còn có một cái xe để di chuyển, và còn mạnh khỏe để đi bộ
 Tiền điện mùa đông này cao quá, nhưng tôi không than thở vì tôi vẫn còn được sưởi ấm, so với những người phải sống trong giá lạnh. 

Ở trong nhà thờ, cái bà đứng sau tôi hát sai điệu nhạc hết trơn nhưng tôi không lấy làm phiền vì thính giác của mình vẫn còn tốt trong khi kẻ khác không còn khả năng nghe được. 
Đồ đạc quần áo chất đống để chờ tôi giặt, ủi, nhưng tôi không phiền vì mình vẫn còn có nhiều quần áo để mặc. 

 Sau một ngày làm việc tôi mệt mỏi và đau nhức các bắp thịt, nhưng tôi vui vì mình vẫn còn có khả năng làm được những việc nặng nhọc. 
 Buổi sáng ngủ ngon mà bị đồng hồ báo thức, đáng lẽ phải càu nhàu, nhưng tôi vui vì biết mình còn sống.
(Nguồn: sưu tầm trên internet)

 Người viết thích cái tính lạc quan, yêu đời của tác giả bài viết dí dỏm này vì đã đem lại cho tôi những phút vui trong giây phút hiện tại. Bạn thì sao?

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét