Tâm Tình Sau Chuyến Du Nam Mỹ
Chào quý bạn,
Đây là bài thứ một trăm hai mươi tám (128) của người viết về
chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon
Thời Báo.
Người viết vừa trở về nhà sau chuyến du lịch ở Nam Mỹ do công
ty du lịch AV Travel & Tours tổ chức.
Chuyến du lịch này rất vui vì đoàn du lịch thương mến nhau và chăm sóc
cho nhau trong tình thân gia đình.
Chúng tôi đến viếng
thăm di tích Machu Picchu ở Peru, đệ nhất thắng cảnh Nam Mỹ năm 2010 với hành
trình trở về sự huyền bí của một “thành phố đã mất của người Incas”. Chúng tôi cũng đã đến xem thác Iguassu rất hùng
vĩ ở hai bờ biên giới Argentina và Brazil. Chúng tôi đi cable car
lên núi Sugarloaf ngắm toàn cảnh thành phố Rio de Janeiro, viếng thăm tượng
Chúa Jesus cao 39,6 mét, nặng 635 tấn ở độ
cao 700 mét trên núi Corcovado ở Brazil. Tất cả những địa danh nói trên được đưa vào
danh sách để được bình chọn là những kỳ quan thế giới hiện đại.
Trước khi trở về Mỹ,
chúng tôi đến viếng thăm ngôi chợ Central Market có từ thế kỷ 19 ở Chile, thăm
viếng khu du lịch ở bãi biển Vista Del Mar để thưởng thức một buổi ăn trưa hải
sản ngon tuyệt vời.
Chúng tôi phải dùng hơn
10 chuyến bay quóc tế lẫn nội địa để di chuyển từ nước này sang nước khác, chưa
kể các phương tiện xe lửa và xe buýt cần thiết để đến các địa đỉểm viếng thăm.
Thôi thì còn sức khỏe và còn đủ sức leo trèo, đi bộ nổi thì chúng tôi cứ đi vì đâu
biết được sức khỏe của mình ra sao ngày sau, bạn nhỉ?
Cuộc hành trình thật
là thú vị và cũng thật mệt vì chúng tôi phải lên ở độ cao trên 11.000 feet ở Cusco- Peru với
không khí loãng nên nhiều người đã ngã bịnh mặc dù chúng tôi đã được khuyến cáo phải dùng thuốc
trợ giúp hô hấp khi lên ở độ cao thiếu dưỡng khí. Người viết sẽ tường trình chi tiết hơn chuyến
du lịch này trong số báo Xuân hằng năm của Oregon Thời Báo để chúng ta cùng du
Xuân đường xa xứ lạ như người viết đã thực hiện từ năm 2005 cho đến nay nhé. Xin quý độc giả nhớ đón đọc cho vui mấy ngày
Xuân nhé.
Có đi nhiều nơì mới
thấy có nhiều điều mình chưa biết và học được nhiều “cái sàng khôn” khi thấy cuộc
đời có nhiều điều kỳ lạ và đáng quý.
Người viết cảm nhận
rằng dù ở nơi đâu, người dân quê vẫn hiền lành, mộc mạc, thanh thản hơn người dân
ở các đô thị lớn, lúc nào cũng vội vã, bon chen, tính toán. Người dân quê ở Peru vẫn hiền lành, chân thật
hơn người dân ở các thành phố lớn Brazil, Argentina v..v…và đã để lại nơi tôi
nhiều cảm tình tốt đẹp.
Một hình ảnh rất dễ thương khi ngồi trên xe buýt đì ngang
qua một ngôi làng nhỏ ở Peru, tôi đã thấy một đôi vợ chồng và một đứa trẻ thơ
ngồi bên nhau trên một sân phơi đầy trái bắp mới thu hoạch được trong một không
gian vắng lặng, chung quanh toàn là núi đồi.
Ngôi nhà nhỏ của họ đơn sơ không có bóng dáng của những tiện nghi vật chất
và tôi thấy họ có vẻ hạnh phúc lắm khi được ngồi bên nhau nhìn sản phẩm mà họ
thu hoạch được. Họ có vẻ vui mừng và chấp
nhận những gì mà họ đang có do công sức trồng trọt mà họ đã làm ra. Hạnh phúc thật là đơn sơ, thật là giản dị, phải
không bạn? Trong khi đó thì ở các thành phố lớn khác, tôi đã thấy những khuôn mặt
đăm chiêu, dáng đi vội vã như chạy đua với thời gian để bắt kịp chuyến xe buýt cho không bị trể giờ làm
việc, thiên hạ đi tới đi lui đông đảo rần
rần. Tôi cũng bị lôi cuốn theo dòng người
vội vã đó để đi theo kịp đoàn, nếu không, tôi sẽ bị chìm lẫn trong đám đông và
tôi sẽ bị lạc đường. Tôi đi như chạy muốn
hụt hơi vì cái chân của tôi đã bắt đầu yếu rồi, không còn nhanh nhẹn như trước
nữa.
Đi chơi cũng mệt lắm
chứ khi bạn “không còn trẻ nữa”, bạn ạ!
Bởi thế, nếu bạn còn sức khỏe thì cũng nên đi chơi cho biết đó biết đây,
chứ mai mốt không còn đi nhanh nhẹn được nữa thì bạn phải ngồi ở trong một ngôi
nhà đẹp lộng lẫy 4, 5 phòng mà tiếc nuối vẩn vơ.
Trong đoàn du lịch kỳ này có
một cụ ông 83 tuổi vẫn trèo lên được
gần đỉnh núi ở Machu Picchu thuộc xứ Peru, trong khi người viết leo núi, xuống núi mệt “ná thở”, phải có người
dìu đi xuống vì dốc đá cheo leo. Thật là
đáng phục cho cụ ông này quá!
Nói đến những vị cao niên, người viết chợt nhớ vợ chồng chúng
tôi đã không được tham dự lớp điện toán
ngày thứ bảy 5-5-2012 do CĐVNOR tổ chức, ngày mừng sinh nhật tháng 5 của các hội
viên HCN cùng ngày Mừng Lễ Mẹ ( Mother’s
Day) 5-13-2012 vừa qua.
Tuy nhiên cô trưởng đoàn Simone Nga của công ty du lịch AV Travel đã không
quên “ngày trọng đại” của quý bà nên đã gửi tặng quý vị phu nhân trong đoàn một
món quà nho nhỏ mỗi người một con búp bê độc đáo của nước Peru. Cô Simone Nga thật là dễ thương, thật là tế
nhị và cũng thật là đáng khen! Xin cám ơn Cô đã không quên ngày lễ đặc biệt
này của văn hoá của Mỹ dù chúng tôi đang “tiếu ngạo giang hồ” ở một nơi không
phải là xứ Mỹ. Đôi uyên ương Việt Hùng và Simone Nga của AV Travel đã lo lắng
chu đáo cho tất cả mọi người tham dự trong chuyến du lịch này trong tình thân gia đình và đã để lại nơi chúng tôi những kỷ niệm vui
nhộn, đáng nhớ và dễ thương. Bravo!
SL cũng xin cám ơn các thân hữu trong “cõi thật” và trong “cõi
ảo” đã lo lắng thăm hỏi SL khi SL “tuyệt tích giang hồ” trong một thời
gian. Tình cảm thương yêu của quý anh chị
và của quý độc giả dành cho SL đã làm
cho SL cảm động quá chừng chừng.
Con người đôi khi phải “chết lên chết xuống” vì những tình cảm
thương yêu này, Bạn nhỉ? Smile!
Nhắc đến lớp học điện
toán (computer), người viết nhớ đến một tài liệu rất hay do một người bạn mới vừa
chuyển đến, xin được trích đăng để chia sẻ với quý vị cao niên về lợi ích của
việc người lớn tuổi sử dụng computer nhé:
Lợi ích khi nguời lớn tuổi sử dụng Computer
Nghiên cứu cho thấy người cao niên sẽ cải thiện trí nhớ nếu
chịu khó lên mạng Internet. Người lớn tuổi suử dụng Computer thì tốt cho trí
nhớ chứ không có hại.
Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo
thường niên của Hội Society for Neuroscience thì người cao niên có thể cải
thiện tình trạng minh mẫn và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu
chịu khó làm việc tìm tòi trên Internet.
Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên ( một nữa những cụ thường xuyên lên internet còn nữa kia thì không) với mục đich tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già?
Nhóm cao niên “lười lên internet” được chỉ dẫn cách sử dụng máy điện toán căn bản rồi được yêu cẩu khi về nhà vào internet trung bình mổi ngày 7 tiếng trong suốt 2 tuần lể liên tục. Khi họ quay trở lại, các chuyên gia đã sử dụng máy MRI để “scan” não bộ của họ thì thấy lượng máu đổ dồn nhiều hơn vào các mạch máu nhỏ của não bộ. Có nhiều vùng của não bộ đã được tiếp máu nhiều hơn so với trước khi làm thí nghiệm.
Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên ( một nữa những cụ thường xuyên lên internet còn nữa kia thì không) với mục đich tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già?
Nhóm cao niên “lười lên internet” được chỉ dẫn cách sử dụng máy điện toán căn bản rồi được yêu cẩu khi về nhà vào internet trung bình mổi ngày 7 tiếng trong suốt 2 tuần lể liên tục. Khi họ quay trở lại, các chuyên gia đã sử dụng máy MRI để “scan” não bộ của họ thì thấy lượng máu đổ dồn nhiều hơn vào các mạch máu nhỏ của não bộ. Có nhiều vùng của não bộ đã được tiếp máu nhiều hơn so với trước khi làm thí nghiệm.
Các nhà khoa học về não bộ của các cụ cao niên trước
đây “lười lên internet” giống như một bộ máy xe hơi được nhấn ga tăng tốc độ
chỉ sau 2 tuần lễ “lượn ngang dọc” trên mạng (Net). Các cụ thuộc nhóm nay có
tuổi trung bình la 66.8 tuổi.
Trước đây, não bộ cũa các cụ này sử dụng đến nhiều vùng có liên kết với thị giác, phán xét, nhận thức không gian trong cuộc sống hằng ngày. Sau 2 tuần lễ các cụ đọc tin và làm việc với máy điện toán, các nhà nghiên cứu nhận thấy ngoài các vùng nói trên, những vùng khác trong não bộ của các cụ cũng bừng sáng. Đặc biệt vùng não gọi là hồi trán (frontal gyrus) phía trước và trung bộ đã được kich động mạnh mẽ. Đó là những vùng được biết là có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, trí nhớ và các giải quyết cấp thời. Chúng có khả năng giúp các cụ cao niên tập trung mạnh mẽ hơn.
Trước đây, não bộ cũa các cụ này sử dụng đến nhiều vùng có liên kết với thị giác, phán xét, nhận thức không gian trong cuộc sống hằng ngày. Sau 2 tuần lễ các cụ đọc tin và làm việc với máy điện toán, các nhà nghiên cứu nhận thấy ngoài các vùng nói trên, những vùng khác trong não bộ của các cụ cũng bừng sáng. Đặc biệt vùng não gọi là hồi trán (frontal gyrus) phía trước và trung bộ đã được kich động mạnh mẽ. Đó là những vùng được biết là có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, trí nhớ và các giải quyết cấp thời. Chúng có khả năng giúp các cụ cao niên tập trung mạnh mẽ hơn.
Các nhà khoa học còn nhận thấy là sau cuộc thí
nghiệm não bộ của các cụ trước “lười lên internet” nay đã có sức sống giống như
não bộ của các cụ thường xuyên sử dụng internet. Các cụ thuộc nhóm sau này có
tuổi bình quân là 62.4 tuổi. Ngoài ra, khi yêu cầu nhóm sau này cũng làm
các thao tác giống như nhóm thứ nhất, các nhà khoa học nhìn thấy não bộ
của họ đã “sử dụng –trí nhớ sức mạnh hơn”, có vẻ như tại vì não “đã nhận ra các
thao tác quen thuộc” khi lên internet và cảm thấy các thao tác đó dễ dàng
hơn rất nhiều.
……
(Nguồn: Email bạn gửi - Cám ơn chị Ngoan Nguyễn)
Như vậy với ích lợi cho trí nhớ như thế quý vị cao niên còn
chần chờ gì mà không đến tham dự các lớp
điện toán do CDVNOR tổ chức nhỉ?
Người lớn tuổi lại lười
không chịu vận động cơ thể. Xin mời quý
bạn cùng đọc với người viết tài liệu dưới đây:
VẬN ĐỘNG CƠ THỂ VỚI
TUỔI LÃO NIÊN

Vào thế kỷ thứ 13, giáo sĩ kiêm khoa học gia, triết gia Anh
Cát Lợi Roger Bacon, nhân dịp nghiên cứu về vấn đề tuổi thọ con người, có nhận
xét rằng: "Không chịu vận động cơ
thể là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến sự không sống lâu".
Ngày nay dù không được coi trọng như thực phẩm, không khí,
nước uống, sự vận động cơ thể đã được chứng minh là có nhiều công dụng. Vận
động đóng góp vào việc duy trì sức khỏe, cải thiện sự bền bỉ, di động của con
người đồng thời cũng là một phương tiện phòng ngừa bệnh tật rất hữu hiệu.
Với ý thức đó, số người thực hiện sự tập luyện cơ thể mỗi
ngày mỗi gia tăng.
Theo một thống kê của viện thăm dò Gallup, thì vào năm 1960,
chỉ có 43 triệu (24%) người dân Hoa Kỳ tập dượt. Đến năm 1986, số này tăng lên
là 136 triệu (57%). Năm 1974, người Mỹ bỏ ra 93 triệu Mỹ Kim để mua dụng cụ tập
dượt, thì đến năm 1986, số tiền này tăng lên 1.2 tỉ Mỹ Kim.
Vận động tập thể thực hiện lần đầu vào năm 1800 tại nước
Phổ, với mục đích lấy lại niềm kiêu hãnh dân tộc sau cuộc chiến với Napoleon.
Ngày nay, nó đã trở thành một sinh hoạt gắn bó vào đời sống hàng ngày của đa số
dân chúng, trong đó có người cao tuổi. Sinh hoạt này cũng giống như việc tổ
tiên ta khi xưa phải dành thì giờ mấy lần một tuần để đi mà tìm kiếm thực phẩm,
nước uống. Họ thực sự đi, có khi chạy, đuổi theo để bắt con mồi. Họ vừa vận
động vừa kiếm thức ăn.
Với người cao tuổi, sự vận động cơ thể lại càng quan trọng
hơn.
Trong tiến trình lão hóa có những thay đổi theo chiều đi
xuống về chức năng cũng như cấu tạo của mọi bộ phận con người, những thay đổi
mà sự vận động có thể khiến chậm lại hoặc khiến tốt hơn.
Xương già dễ nứt gẫy, cơ thịt già dễ tổn thương, khớp xương
già co duỗi giới hạn. Lý do là vì nồng độ nước trong xương, trong sụn bớt đi,
trở thành ròn, dễ gẫy khi va chạm. Lại nữa, sự bao che của cơ thịt chống lại
sức va chạm giảm vì khối lượng bắp thịt teo bớt tới 20% kể từ tuổi 65 trở lên.
Thần kinh kém nhậy cảm, phản ứng chậm tới 10-15% kể từ tuổi
60, do đó dễ gây ra nguy cơ té ngã.
Tim kém hoạt động. Nhịp tim chậm lại từ 6-10 nhịp cho mỗi 10
tuổi cao, máu rời tim sau mỗi lần co bóp ít đi tới 20-30%, huyết áp tăng vì
thành động mạch xơ cứng.
Hô hấp giảm, dư khí trong phổi tăng tới 30-50% vào tuổi 70,
không khí trao đổi giảm tới 40-50%.
Với sự hóa già cộng thêm nếp sống tĩnh tại của một số người
cao tuổi, việc không xử dụng những chức năng của cơ thể, khiến chúng yếu và
tiêu mòn đi, trở thành bất khiển dụng.
(Nguồn: sưu tầm
trên internet)
Như vậy, những người “không còn trẻ nữa“ như
chúng ta cần phải đi chơi nhiều hơn nữa, cần phải vận động nhiều hơn nữa về trí óc bằng cách học
hỏi, sử dụng điện toán và chịu khó vận động cơ thể để trí nhớ và thể chất được
khỏe mạnh và nhờ thế chúng ta sẽ sống vui sống khỏe, phải không Bạn?
Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các
bạn.
Người giữ vườn Một
Cõi Thiền Nhàn
Sương Lam
(hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi, ORTB
515-MCTN128)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét