Sương lam
SL xin trân trọng giới thiệu tranh vẽ đẹp do anh Sơn Nguyễn vẽ nét
từ bi, thanh thoát của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát được treo tại nhà của
Trang khi SL đến chơi với các sư muội GL Trang, Diana, Nguyệt, Hà ở nhà
Trang.
SL xin chia sẻ niềm vui được kính bái nét đẹp từ bi này đến các thân hữu của SL
Cám ơn các em Sơn & Trang, Diana, Nguyệt, Hà đã có niềm vui hội ngộ và được ngắm tranh đẹp của Sơn.
Mời xem Youtbe Quán Thế Âm Bồ Tát do Sương Lam thực hiện
.https://youtu.be/0kQbbF42j4E
Chúc tất cả đều an lạc trong nét từ bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Sương Lam
SL xin chia sẻ niềm
vui được kính bái nét đẹp từ bi này đến với các thân hữu của SL
Cám ơn các
em Sơn & Trang, Diana, Nguyệt đã có niềm vui hội ngộ và được ngắm
ttranh đẹp của Sơn.
Chúc tất
cả đều an lạc trong nét từ bi của Đức Quán Thế Âm Bồ
Tát.
Bình chọn
1 Vote
Posted on
Sương Lam mời đọc Năm Mới Học Chữ Từ Bi
Thưa quý anh chị,
Năm hết Tết đến. Bây
giờ chỉ nói về Tết Dương Lịch 2019 thôi nhé vì Tết Nguyên Đán Xuân Kỷ Hợi 2019 xin đợi đến Tháng Hai mới bàn đến nhé.
Thiên hạ cả thế giới
chào đón Tết Dương Lịch rất rầm rộ với pháo bông sáng rực cả bầu trời, với bài
hát chào mừng Happy New Year của ban nhạc ABBA hát khắp nơi. Ai nấy dều vui vẻ,
yêu đời. Nếu yêu người thêm nữa thì lại
thật tuyệt vời!
Người viết cũng xin
được chúc tất cả những bạn bè thân mến, các thân nhân thương yêu cuả tôi, trước nhất phải có đầy đủ sức khoẻ trước đã, rồi
sau đó mới làm những gì mình đã làm, đang làm và sẽ làm với cái tâm Từ Bi thì
hy vọng mọi vièc sẽ thành đạt tốt đẹp vì người xưa thương nói “Có Đức mặc sức mà
ăn” là thế đấy.
Xin mời quý thân hữu đọc lời tâm tình đầu năm của người viết. Hy vọng quý bạn cũng có cùng ý nghĩ thiện lành
như Bs Đỗ Hồng Ngọc và nhà sư già trong câu chuyện thiền trích dẫn trong bài tâm
tình này. Happy New Year. Smile! Sương Lam Năm Mới Học Chữ Từ Bi
Đây là bài số bốn trăm bốn mươi chín (449) của người viết về
chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon
Thời Báo.
Sau lễ Giáng Sinh là Tết Dương Lịch. Ở Mỹ lễ
Giáng Sinh vui hơn Tết Dương Lịch vì gia dình xum họp xúm xít bên cây thông
Giáng Sinh để trao quà và mở quà. Con nít Mỹ thích Lễ Giáng Sinh
nhất vi được ông Noel tặng quà để trong chiếc vớ đỏ treo trên lò
sưởi Chúng vẫn tin thế chứ đâu biết rằng những món quà đó là do bố
mẹ mua bỏ vào đấy Người lớn thì mệt ứ hơi phải tốn tiền mua quà nếu nhà có
đông nhân số.
Gia đình người
viết hình như có “luật bất thành văn” là chỉ có trẻ em mới có quà Noel,
còn người lớn thì xin “miễn lễ” vì thật ra, nhiều khi món quà
mình đã để hết tâm ý mua tặng chàng, hoặc tặng nàng, nhiều khi không hợp ý người nhận, Thế
là sau Xmas, lại có màn đì trả lại hoặc cất vào tủ để dành lại cho những vụ
trao quà của những tiệc vui khác.
Các
thân nhân của người vìết thường tụ họp về nhà người viết để ăn
uống món chay, món mặn do “bếp nhà ta nấu” hay”món ngon ta
mua”, chuyện trò thân mật là đủ rồi, vì thật tình nhiều khi cả tháng chúng tôi không gặp
nhau hoặc hỏi thăm tin tức lẫn nhau vì ai cũng bận hết ráo.
Nhân
đây,
người viết xin kính chúc Bạn hữu cõi thật,
cõi ảo, thân nhân gia đình họ Nguyễn Hữu Một Năm Mới An Lành, Hạnh
Phúc, tạo được nhiều nghiệp thiện lành. Xin mời xem youtube Chúc Mừng
Happy
New Year của người viết thực hiện cho vui qua link dưới đây:
Youtube Happy New Year from
Minh and Sương Lam
Một điều vui vui hay hay thường được nhắc đến mỗi khi Năm Mới đến là
quý bà quý ông thường đãt ra chỉ tiêu: “Qua sang năm, tôi phải cố gắng
tập thể dục hằng ngày, mỗi lần ít nhất là 30 phút, tôi phải “ăn kiêng”
để được giảm cân, giảm cholesterol xấu, giảm lượng đường để không bị
tiểu đường, tôi phải thế này, tôi phải thế nọ ” v… v… Nhưng rồi khi gặp
nhau, bà vẫn than thở: Tôi vẫn bị “phát triển bề ngang”, ông vẫn càm ràm
bởi lượng cholesteol xấu vẫn “u như kỹ” vì khi đi ăn buffet họ vẫn ăn
lia chia cua, tôm hùm, nghêu sò ốc hến hai ba dĩa đầy cho đáng đồng
tiền bát gạo, thì bảo sao mà lượng cholesterol, lượng đường, sức nặng
giảm xuống cho được. Thế rồi lại phải hì hà hì hục đi đến gym tập cho
xuống cân, xuống lượng một tí. Mệt thật!
Tôi là” cây quạt bự” (Fan) của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc vì tôi thích cách
suy nghĩ, lối hành văn “tếu tếu” của ông nhưng ông lúc nào tâm bình khí
hòa, dẫn đưa người đọc hiểu được những điều rất có ích cho sức khỏe, cho
tình thần của độc giả. Tôi đọc rất nhiều bài viết của ông, Một trong
những bài viết mà tôi thích nhất là bài viết Từ Bi Với Mình.
Xin mời bạn cùng đọc với người viết nhé. Từ
bi với mình…
Hình như ta chẳng bao giờ thực sống trong hiện
tại cả! Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai. Nghĩ rằng phải
đạt cái này cái nọ, có đựơc cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã
có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ! Nhỏ
mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết
quý những phút giây hiện tại. Từ ngày “thế giới phẳng”, ta còn sống
với đời sống ảo. Ta ngồi đây với bạn nhưng trò chuyện với một người nào khác,
cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại
câu chuyện thì nhiều khi đã lỡ nhịp! Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết
qúy thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn.
Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa! Hiện tại
thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ, vị lai. Dĩ nhiên, không phải
là trốn chạy già mà hiểu nó, chấp nhận nó, thưởng thức nó. Khi biết “enjoy” nó
thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá. Một người 60, tiếc mãi
tuổi 45 của mình thì khi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng
tiếc 75! Vậy sao ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhất của mình lại không yêu thích
nó đi, sao cứ phải… nguyền rủa, bất mãn với nó. Có phải tội nghiệp nó
không? Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi,
không thể có tuổi nào đẹp hơn nữa!
Ta cũng có thể gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải
phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ, lóc chỗ kia. Nhưng nhức mỏi
vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ tim mạch… Cơ
thể ta cứ tiến triển theo một “lộ trình” đã được vạch sẵn của nó, không cần
biết có ta! Mà hình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với nó, nó càng làm
dữ. Trái lại nếu biết thương yêu nó, chiều chuộng nó một chút, biết cách cho nó
ăn, cho nó nghỉ, biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm cho mạch máu nó
thông thoáng, làm cho các khớp nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn. Anh
chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó
một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu
không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi”
(Nikos Kazantzaki). Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với
nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi
đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn.
Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được,
miễn là đừng nhiều muối quá! Một người cô tôi “ăn không được”, ăn “không biết
ngon” vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thương bà quá, mua
toàn sữa Mỹ mắc tiền cho uống! Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm
sao còn có thể ăn ngon, làm sao không béo phì cho được? Giá nghèo một chút thì
hay hơn! Cá kho quẹt, rau muống mà tốt, miễn bà ăn thấy ngon, thấy sướng! Tôi
cũng biết cho con lừa của mình ngủ hơn. Ngủ đẫy giấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là
cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy. Sạc không đủ mà
đòi pin ngon lành sao được! Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết: cơ tắc xan
hề khốn tắc miên! Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền! trong bài Cư trần lạc đạo, ở
đời mà vui đạo! Ông là vị vua nhà Trần sớm nhường ngôi cho con, lên tu ở núi
Yên tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm. Tu hành như vậy mà khi quân Nguyên xâm lấn
nứơc ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp!
Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình,
không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cần bắt chước, chỉ cần lắng
nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng
qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn
cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự
ép buộc cứng ngắc quá thì phải cảnh giác!
Cũng nhớ rằng tới tuổi nào đó tai cũng sẽ bắt đầu
kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đầu óc bắt đầu kém sắc sảo. Tai kém nhạy
để bớt nghe những điều chướng tai. Mắt kém tinh để bớt thấy những điều gai mắt.
Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi! Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì
nghe, không thì đóng lại; mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy, không thì khép lại.
Thế là “căn” hết tiếp xúc được với “trần”. Tự dưng không tu hành gì cả mà
cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!
Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát
hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn thấy những ngôi sao lấm chấm, những
lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia. Nếu không phải do một thứ
bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là
xài lâu quá, hết thời hạn bảo hành. Cái mà người xưa gọi là “hoa đốm hư không”
chính là nó. Tưởng hoa đốm của trời, ai dè trong mắt mình! Chính cái “tưởng”
của ta nhiều khi làm hại ta. Biết vậy ta bớt mất thì giờ cho những cuộc
tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua. Dĩ nhiên
có những chuyện phải ra ngô ra khoai nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã
khác, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận và nhìn lại mình.
Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết
người khác nghĩ gì về mình. Đến 40 thì ai nghĩ gì mặc họ. Đến 60 mới biết
chả có ai nghĩ gì về mình cả!
Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình
một chút vậy! BS Đỗ Hồng Ngọc
Người viết
thiển nghĩ BS Đỗ Hồng Ngọc khuyên chúng ta rằng: “Mình có
từ bi với mình trước, chăm lo sức khỏe của mình trước, thì mới có thể mở lòng từ
bì thương đến người khác, mớí có thể mở rộng trái tim của mình mà tha
thứ lỗi của người khác được
“Một người mà không thể từ bi với chính mình thì làm sao có thể từ
bi với người khác được” BS
Đỗ
Hồng Ngọc đã nói thế.
Cám ơn BS Đỗ Hồng Ngọc
Xin
mời quý bạn đọc thêm một câu chuyện về lòng từ bi do thầy Thích Tánh Tuệ
chuyển chia sẻ. Kính cảm niệm công đức
Thầy Thích Tánh Tuệ. Đợi
khi tôi giàu tôi sẽ giúp
Khi gặp một người
nghèo khổ đang cần giúp đỡ, bạn sẽ làm gì?
Có không ít người
suy nghĩ thế này: “Đợi mình giàu có mình sẽ giúp”,
nhưng cuối
cùng mấy ai thực hiện được lời hứa đó?
Đọc câu chuyện dưới
đây và cùng suy ngẫm!
Một lần vị lão
thiền sư dẫn theo một tiểu đồ đệ đi hoá duyên ở một vùng nọ. Trên đường, hai
thầy trò họ gặp một bà lão ăn mày tàn tật, vị lão thiền sư nói với tiểu đồ đệ:
“Con hãy lấy chút lương khô và số ngân lượng còn lại cho bà lão kia đi!”
Tiểu đồ đệ nghe
xong, trong lòng cảm thấy không thoải mái, không tình nguyện nhưng vẫn miễn
cưỡng làm theo lời lão thiền sư.
Lão thiền sư thấy
vậy liền nói: “Sinh tử và công đức chỉ ở một niệm. Chỗ ngân lượng và lương khô
này đối với chúng ta mà nói thì chẳng qua cũng chỉ là tạm thời duy trì cuộc
sống mà thôi. Nhưng đối với thí chủ đây thì lại là vật cứu mạng đấy”.
Tiểu đồ đệ nghe
xong, có điều hiểu có điều chưa hiểu liền nói: “Sư phụ dạy bảo, con xin ghi
khắc trong tâm. Đợi đến lúc con tích được nhiều tài vật cho nhà chùa rồi, con
nhất định sẽ cứu giúp những người dân nghèo khổ”.
Lão thiền sư nghe
xong, không nói gì chỉ lắc đầu thở dài. Mấy năm sau, ông viên tịch và để lại
cho tiểu đồ đệ một lá thư, trong lòng vẫn còn chút phiền muộn.
Tiểu đồ đệ sau này
trông nom ngôi chùa và không ngừng quyên góp được nhiều tiền của. Từ một ngôi
chùa nhỏ cũ nát, tiểu đồ đệ đã xây dựng thành một ngôi chùa rộng rãi, khang
trang.
Tiểu đồ đệ nghĩ
thầm: “Sau khi việc xây dựng hoàn tất, mình nhất định sẽ nghe theo lời dạy bảo
của sư phụ đi cứu tế những người dân nghèo”.
Nhưng sau khi ngôi
chùa được xây dựng xong, tiểu đồ đệ lại nghĩ: “Đợi đến khi ngôi chùa được mở
rộng hơn nữa một chút, mình sẽ đi cứu tế làm việc thiện cũng không muộn!”
Thời gian thấm
thoắt trôi qua, tiểu đồ đệ khi xưa đã trở thành một ông lão 80 tuổi, ngôi chùa
đã trở thành một ngôi chùa trăm gian, tường vách sáng lạn. Nhưng mấy chục năm
qua, tiểu đồ đệ luôn bận rộn với việc quyên góp tiền xây dựng chùa, quên mất
việc cứu tế. Vì vậy, ông vẫn chưa thể làm được một việc thiện tích công đức
nào.
Trước khi lâm
chung, ông chợt nhớ đến bức thư của sư phụ năm xưa. Ông chậm rãi mở thư ra, chỉ
một dòng chữ đập ngay vào mắt khiến ông chấn động: “Giúp người một lần, hơn hẳn
tụng kinh 10 năm!”
Tiểu đồ đệ năm xưa
không khỏi trào nước mắt và hối tiếc khôn cùng, nhưng ông đã không còn chút
thời gian và sức lực nào để làm được việc cứu tế người khác nữa. Tiểu đồ đệ lâm
chung, hai khóe mắt vẫn giàn giụa nước mắt. LỜI
BÀN :
Kỳ thực, việc giúp
đỡ người khác không nhất thiết phải đợi đến lúc bản thân có đầy đủ khả năng,
tiền bạc.
– Chúng ta phải
biết rằng, cứu giúp người khác ngay cả khi mình chưa đủ khả năng mới thật ý nghĩa.
Làm việc thiện,
giúp đỡ người khác là tùy thời, tùy chỗ mà thực hành chứ không phải đợi đến lúc
mình có đủ khả năng. Rất nhiều khi chúng ta lấy “khả năng chưa đủ” để không
giúp đỡ người khác, thực ra đó chỉ là một cái cớ để che giấu tâm ý thật của bản
thân mà thôi!
— Hãy nhớ câu : ” Của ít Lòng Nhiều!!”
Từ Tâm
Namo Buddhaya
Như vậy, đầu Năm Mới chúng ta học đưọc hai chữ
Từ Bi để mở đầu cho một nếp sớng mới tốt lành hơn năm cũ đã qua. Bạn vui chư
nhi?
Xin chúc quý bạn có
nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên
nghiệp của mình nhé.
Người giữ vườn Một Cõi
Thiền Nhàn Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới
internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 449-ORTB 866-1219)Sương Lam