Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Baì số 6 Một Cõi Thiền Nhàn


Chào quý bạn,

Đây là bài thứ  sáu của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Đến một tuổi nào đó bạn thích có những phút giây được sống an tĩnh trong một gian phòng nho nhỏ tìm đọc kinh sách, thơ văn  nào đem đến cho bạn một sư thư thái tâm hồn, một niền an vui tự tại.  Khi còn trẻ,  bạn tìm thấy hạnh phúc trong sự giàu sang, trong danh vọng.  Bạn đã có một ngôi nhà có “mai vàng trước ngõ, có khóm trúc  bên hiên rồi,  bạn đã sống ấm êm bên vợ đẹp con xinh rồi, nhưng bạn vẫn thấy chưa đủ, bạn vẫn muốn tìm đủ mọi cách để tạo thêm nhiều ngôi  nhà khác lộng lẩy hơn, đẹp đẻ hơn để thỏa mãn tham vọng được làm chủ những căn nhà của bạn, càng nhiều càng tốt, tiền để trong nhà băng càng nhiều càng thấy vui mắt hơn.  Nhưng bạn có thể hạnh phúc, sung sướng  hay khổ sở như người thợ hớt tóc trong câu chuyện “Bảy chum vàng” dưới đây:


Bảy chum vàng



Một người thợ hớt tóc trong triều đi qua một gốc cây có ma, bỗng nghe một tiếng nói:
“Nhà ngươi có muốn bảy chum vàng không?”
Ông ta nhìn quanh và không thấy ai cả. Nhưng lòng tham lam nổi lên và ông ta đã nôn nóng la lớn:
“Vâng, tôi muốn! Nhất định rồi!”

Tiếng đó nói:
“Được rối! hãy trở về nhà ngay lập tức. Nhà ngươi sẽ thấy các chum vàng ở đó.”

Người thợ hớt tóc vội vã cắm đầu cắm cổ chạy thẳng một mạch về nhà. Quả thật có bảy chum vàng ở đó- chum nào chum ấy đầy ấp là vàng, chỉ trừ một chum đầy vàng một nửa mà thôi. Lúc đó người thợ hớt tóc không muốn thấy một chum vàng chỉ đầy một nửa. Ông nôn nóng muốn có vàng đổ đầy chum đó, nếu không ông không cảm thấy sung sướng, hạnh phúc.

Ông bèn lấy những đồ trang sức bằng vàng trong nhà ra mà đúc thành những đồng tiền vàng để đổ vào chung còn lưng một nửa. Nhưng rồi chum đó vẫn còn lưng một nửa như trước. Dễ giận chưa!

Ông chắt mót từng đồng, bủn xỉn keo kiệt và ông cùng gia đình nhịn ăn nhịn mặc. Nhưng đều vô ích hết. Cho dù số lượng vàng đổ vào bao nhiêu, chum vẫn chỉ đầy một nửa.

Ngày kia ông được nhà vua tăng lương gấp bội, và ông lại tiếp tục làm đủ cách để cho vàng đầy chum. Kể cả việc ông đi ăn xin. Cái chum đã nuốt bất cứ đồng tiền nào đổ vào nhưng rồi cũng chỉ đầy một nửa.

Bấy giờ ông vua nhận thấy dáng dấp thiểu não ốm o của người thợ mộc nên hỏi:

“Có chuyện không ổn hả? Trước kia khi lương tiền còn ít ỏi nhà ngươi hạnh phúc biết bao. Bây giờ nhà ngươi được tăng lương gấp đôi nhưng lại xem ra thiểu não tiều tụy thế này. Có phải nhà ngươi giữ bảy chum vàng ở nhà không?”

người thợ hớt tóc rất đổi ngạc nhiên thưa:
“Tâu bệ hạ, ai đã tấu trình điều đó?”

Nhà vua cười khanh khách:

“Những triệu chứng thấy ở nhà ngươi rõ ràng là của những người mà con ma đã tặng bảy chum vàng. Trước đây nó đã tặng cho trẩm. Khi trẩm hỏi vàng đó có thể tiêu xài được không hay chỉ để tích lũy thành đống mà thôi thì con ma đã biến mất dạng mà không một lời nói năng. Vàng đó không tiêu xài được. Nó chỉ đem lại cho sở hữu chủ một sự thúc bách tích lũy mà thôi. Vây nhà người hãy mau lập tức trả lại bảy chum vàng cho con ma đó rồi nhà ngươi sẽ tìm lại được hạnh phúc.”

( Nguồn: Trích trong Như Tiếng Chim Ca- Dich giả Đỗ Tấn Hưng & Trần Duy Nhiên)


Như thế sự giàu sang có đem đến cho bạn hạnh phúc hay là đem đến cho bạn những lo âu, phiền não?  Dĩ nhiền sẽ có nhiều bạn cho rằng không có tiền cũng lo âu phiền não lắm nếu phải “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” như Tú Xương ngày xưa.  Vấn đề ở đây là làm thế nào chúng ta chế ngự được lòng tham có một muốncó thêm  hai, có bạc triệu muốn có thêm bạc tỷ vì đó là nguồn gốc của bao đau khổ, và tội lỗi.  Nếu biết chúng ta biết đủ thì là đủ, biết nhàn thì là nhàn như nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã nói qua bài thơ Chữ Nhàn dưới đây:

Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?


Xin mời quý bạn đọc bài thơ Chữ Nhàn dưới đây của Nguyễn Công Trứ, một danh sĩ ngày xưa đã khiến cho người viết hết lòng kính trọng với chí khí, hoài bão phục vụ cho đất nước của ông khi ông còn trẻ và biết hưởng nhàn khi ông  đến tuổi hưởng nhàn.



Chữ Nhàn

Thị tại môn tiền: náo
Nguyệt lai môn hạ: nhàn.
So lao tâm lao lực cũng một đàn,
Người trần thế muốn nhàn sao được?
Nên phải giữ lấy nhàn làm trước,
Dẩu trời cho có tiếc cũng xin nài.
Cuộc nhân sinh chừng bảy tám chín mười mươi
Mười lăm trẻ, năm mươi già không kể.

Thoát sinh ra thì đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì?
Khi hỷ lạc, khi ái ố, lúc sầu bi,
Chứa chi lắm một bầu nhân dục.

Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?
Cầm kỳ thi tửu với giang sơn,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế.

Ngã kim nhật tại tọa chi địa,
Cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi.
Ngàn muôn năm âu cũng thế ni,
Ai hay hát mà ai hay nghe hát?

Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm Tuất,
Để ông Tô riêng một thú thanh cao
Chữ nhàn là chữ làm sao?

Nguyễn Công Trứ

( Nguồn: trích trong Thi Văn Hợp Tuyển)

Xin chúc phúc và chúc quý bạn không vướng thêm lo âu phiền muôn khi muốn tích lũy thêm
   nhiều của cải, tài sản và biết hưởng nhàn khi cần phải hưởng nhàn.


Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu, hình ảnh sưu tầm trên internet,qua email bạn gửi, ORTB 6-396-110609)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét