Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Bài số 17 Một Cõi Thiền Nhàn





Chào quý bạn,

Đây là bài thứ mười bảy của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo

Chủ nhật vừa qua Hội Người Việt Cao Niên Oregon tiển đưa hội viên Nguyễn Thành Út về chốn vĩnh hằng.  Anh là một Phật tử thuần thành, một chiến hữu kiên trì, một người bạn tốt bụng và hiền hoà.  Nhìn quang cảnh những buổi lễ cầu siêu có chư tăng và Phật tử tụng niệm, những tràng hoa, bạn bè đến phúng viếng, tôi  nghĩ rằng anh là người rất có phúc và được sự thương mến của nhiều người. 

Tôi quen biết anh hơn 28 năm rồi và  tôi rất quý mến con người hiền hòa của anh.
 Hội Cao Niên chúng tôi mới làm lễ mừng sinh nhật  69 tuổi cho anh vào tháng 9 năm 2009.  Anh chị vui cười hạnh phúc bên nhau với những lời chúc tụng của các hội viên, thế mà hôm nay anh lại ra đi vĩnh viễn.  Ai nấy đều xúc động khi lắng nghe lời thưa của người vợ tiển biệt chồng về  miền vĩnh cữu. Tôi lại nhớ đến câu hát “những người tình rồi bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ! Ôi những dòng sông nhỏ! Cuộc đời là những thương đau” khi  nhìn chị Phượng nghẹn ngào trong câu nói “Rồi anh cũng bỏ em đi, để em ở lại cõi trần này!”

Đời thật là vô thường ! Còn đó rồi mất đó!  Cuộc đời là những tan hợp, hợp tan. Ngàn năm vẫn thế:

Ngàn năm mây trng vn bay
Ngàn năm người vn đắm say mng tình
Đi v trong cõi t sinh
Luân hồi đau kh nhân sinh kiếp người

Ngàn năm bun khóc vui cười,
Ngàn năm hoa đẹp xinh tươi vn tàn
Cuộc đời nay hp mai tan
Giống như gic mng kê vàng Trang Sinh

Ngàn năm vn mãi luân h
Trong vòng Nghiệp Qu miếng mi li danh ,
Ngàn năm kiếp sng mong manh ,
Một trăm năm tui thoáng nhanh kiếp đời

 (Ngàn năm mây trắng vẫn bay *SL)

 Khi đặt một cánh hoa cạnh quan tài của anh trước giờ hỏa thiêu, tôi lại nghe đâu đấy tiếng hát của Thế Sơn nhắc nhở chúng ta qua bài hát  Trở Về Cát Bụi:

“Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó. Trời đã ban cho, ta cám ơn trời, dù sống thương đau.Mai kia chết rồi, trở về cát bụi, giàu có như nhau. Nào ai biết trước, số phận ngày sau, ông trời sẽ trao.

Sống trên đời này, là phù du, có xong rồi lại mất
Cuộc sống mong manh xin nhắc ai đừng đổi trắng thay đen. Nào người sang giàu, đừng vì tham tiền bỏ nghĩa anh em.  Người ơi nên nhớ, cát bụi là ta, mai này chóng phai.

Người nhớ cho, ta là cát bụi, trở về cát bụi, xin người nhớ cho.  Người nhớ cho, ta là cát bụi, trở về cát bụi, xin người nhớ cho!”

 Chuyện thương đau của cuộc đời sinh tử, tử sinh ở cõi trần này không chừa một ai cả qua quy luật sinh, lão, bệnh, tử.

Tôi còn nhớ  đã đọc ở đâu đấy câu chuyện một bà mẹ đau khổ có một đứa con vừa mới chết.  Bà đến gặp Đức Phật khóc lóc thảm thiết và xin Phật ra tay cứu sống đứa bé.
 Đức Phật bảo:  “Nếu  bà đi tìm được gia đình nào mà không có người thân đã chết để xin một hạt cải đem về cho Đức Phật thì Phật sẽ cứu sống đứa con cho bà”.  Bà mẹ này đi khắp nơi để tìm một gia đình không có người thân đã chết để xin hạt cải, nhưng không thể nào tìm ra được vì gia đình nào cũng có người thân đã chết cả không ông bà thì  hoặc là cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, bà con trong gia đình. Bà đành phải quay về thưa trình với Đức Phật. Lúc đó Đức Phật mới dạy rằng: “Gia đình nào cũng  đau khổ vì mất mát người thân cho nên bà mẹ không nên đau buồn nữa”.  Bà mẹ bây giờ mới ngộ ra sự thật và không còn xin Phật cứu sống con mình nữa.

Một trong những bài hát của Trịnh Công Sơn mà tôi rầt thích là bài ca Một Cõi Đi Về vì đã nói lên được  ý nghĩa cuộc đời trần thế này chỉ là một cõi đi về của luân hồi, nghiệp quả theo quan điểm của nhà Phật.  Mời bạn hãy lắng lòng mình dăm ba phút để thưởng thức một vài đoạn trong bài hát này:

“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”

Trịnh Công Sơn

hay là  trong ca khúc  Bài Thơ Gửi Bạn dưới đây:

Tôi đi, đi mãi giữa phong ba
Đất rộng trời cao, biển bao la
Cuộc đời này mãi hoài là quán trọ
Bài thơ vô thường tôi cứ ngâm nga

Tôi cứ ngâm nga bài thơ đời vô thường
Xua hết đi ưu phiền, xua đi bao nghiệp chướng
Lòng thênh thang nhẹ nhàng như mây trắng
Cho dẫu trầm luân hoài trong bao kiếp tử sinh”

(nguồn: Thư Viện Hoa Sen)

 Xin thành kính chúc anh NTU tìm được sự an lạc nơi chốn Niết Bàn và tang quyến  hiểu được  quy luật Thành, Trụ, Hoại, Không của mọi sự vật trên đời mà vơi bớt đau buồn.

Cũng nhân bàn về  chuyện tử sinh, người viết xin mời quý bạn đọc qua hai mẫu chuyện Thiền vui vui dưới đây:

Sinh Lão Bịnh Tử

Sau nhiều năm tinh tấn tu hành, một vị tăng vẫn không sao đạt được mục đích mà ông hướng đến là thóat ly sinh, già, đau, chết.  Đang lúc buồn nãn thì Sư đến thăm.  Vị tăng hỏi:
-       Làm sao thoát khỏi sinh- lão- bịnh- tử?
Sư than:
-       Chỉ tội cho sinh-lão-bịnh-tử thoát không khỏi ông!

Phải Chết
Ikkyu, ông thiền sư, ngay lúc còn là một đứa bé trai, đã rất thông minh. Thầy của ông có một cái tách uống trà quý báu, một món đồ cổ hiếm có. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ cái tách này và vô cùng lo lắng. Nghe thấy tiếng bước chân thầy ông, ông dấu các mảnh vỡ của cái tách vào phía sau ông. Khi thầy xuất hiện, Ikkyu hỏi: "Tại sao người ta phải chết?"
"Đây là lẽ tự nhiên," ông già giải thích. "Mọi vật đều phải chết vì đã sống lâu rồi."
Ikkyu, liền đưa cái tách bị bể ra, nói thêm: "Đã tới thời cái tách của thầy phải chết rồi."
(Nguồn: Vi tiếu)
Một câu chuyện Thiền khác khi mới đọc thì có vẻ  không vui, đáng sợ, nhưng sau cùng chắc chắn chúng ta cũng đổi buồn thành vui như phú ông trong câu chuyện:
Sống Chết Có Thứ Tự
Có một phú ông đến xin Hoà Thượng Tiên Nhai chữ viết để mừng thọ đầu Xuân.
 Ngài hạ bút: Cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết.
Phú ông xem qua không thấy hài lòng:
- Trời!
Tôi nhờ Ngài chúc thọ mong được phước lành, sao lại đùa giởn như thế?
Hoà thượng từ tốn bảo:
- Chữ viết có ý nghĩa tốt lắm đó. Giả như con ông chết trước ông, chắc ông đau khổ hết sức. và nếu cháu nội ông chết trước con ông. Thì ông và con ông cũng hết sức đau xót.
Nếu như nhà ông đời nào cũng chết có thứ tự như chữ tôi viết, đó là hưởng tận tuổi trời, mới thực sự hưng vượng đó.
Phú ông đổi buồn thành vui liền nói:
- À ! Có lý !

( Trích trong Thiền Là Gì ? Biên sọan: Giác Nguyên )

Để đem lại cho các bạn một nụ cười nho nhỏ sau khi đọc qua các mẫu chuyện về sinh tử nói trên, người viết xin chia sẻ với quý bạn một nụ cười ngộ nghỉnh, ý vị dưới đây:

Đi đầu thai
Truyện cổ Trung Hoa kể rằng:
Người kia, ở điạ ngục đã lâu, gần đến ngày được trả về dương thế.
Anh ta nói với Diêm Chúa:
- Ngài muốn trả tôi về dương thế, tôi yêu cầu phải có những điều yêu sách sau đây.
Diêm chúa hỏi: Những yêu sách gì?
Trả lời:  Tôi phải được đầu thai vào nhà giàu sang nhất trên đời mà chỉ có một trai duy nhất là tôi.  Tôi phải làm đến tể tướng trong triều và con tôi cũng phải đâu trạng nguyên.  Tôi phải có vạn mẫu đất chung quanh nhà, có ao hồ đầy cá tôm, vườn tược đầy trái cây hoa thơm cỏ lạ.  Tôi phải có một người vợ đẹp tuyệt trần với cả ngàn cô hầu non xinh xắn, tất cả phải đều chìu chuộng theo ý muốn ngông cuồng của tôi và yêu mê tôi tuyệt đối.  Ngọc ngà vàng bạc đầy nhà, kho vựa luôn luôn tràn đầy thóc lúa.  Quyền thế tôi thật to, không ai dám trái ý và tôi phải hưởng hạnh phúc đến trăm năm.
Diêm chúa nói: Ô hay!  Nếu trên dương thế mà có tất cả bao nhiêu hạnh phúc ấy thì chính ta phải đi lên đầu thai thế cho ngươi mới đúng.

(Nguồn: trích trong Cái Cười Của Thánh Nhân- Thu Giang Nguyễn Duy Cần)

Có lẻ Bạn sẽ cười một tí rồi chứ nhỉ vì nếu cõi đời này là thiên đàng thì ai cũng muốn được đầu thai trở lại nơi cõi trần lao xao này rồi.

 Xin chúc sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn .

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu sưu tầm trên internet, qua emai bạn gửi, ORTB 17-12210)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét